Thú đô Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ
20°35′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và từ 105°17′ đến 106°02′ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp
giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía
nam; Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía tây.
Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 3.344,6 km2, số dân 6.472,2
nghìn người (năm 2009), chiếm 1 % về diện tích tự nhiên và 7,6 % về số dân của
cả nước, đứng hàng thứ 42 về diện tích và thứ 2 về số dân trong 63 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ở nước ta.
Về quy mô diện tích, Hà Nội là một trong 17 thành phố và thủ đô trên thế
giới có diện tích trên 3.000 km2. So với thủ đô cúa các nước châu Á,
Hà Nội có diện tích gấp 1,2 lần Giacácta, 1,4 lần Tôkiô, 2,1 lần Băng Cốc. Về
quy mô dân số, Hà Nội là một trong 16 thành phố và thủ đô có số dân trên 6
triệu người, chỉ sau Niu Đêli, Tôkiô, Manila, Xơun, Giacácta (ở châu Á) và đông
dân hơn Băng Cốc, Cuala Lămpua.
Hà Nội có vị trí địa – chính trị quan trọng với lợi thế đặc biệt so với
các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 – NQ/TW ngày 15/12/2000 cúa Bộ
Chính trị (khoá VIII) và Pháp lệnh thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH 10 ngày
28/12/2000 đã khẳngđịnh: “Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính
trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh
tế và giao lưu quốc tế”.
Hà Nội có địa thế “rồng cuộn hổ ngồi”, tựa vào dãy núi Ba Vì hùng
vĩ và hướng nhìn ra sông Hồng đỏ nặng phù sa. Hà Nội cũng là đầu mối giao thông
quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ thủ đô đi đến các thành phố, thị xã cúa
vùng Bắc Bộ cũng như cúa cá nước bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường
hàng không đều thuận tiện. Hà Nội là nơi hội tụ hai hành lang kinh tế: Côn Minh
– Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hái Phòng. Đây
chính là yếu tố gắn bó chặt chẽ thủ đô với các trung tâm khác trong cá nước và
tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu
về khoa học – kĩ thuật cúa nhân loại, tham gia vào quá trình phân công lao động
quốc tế và hội nhập sâu vào quá trình phát triến năng động của khu vực và thế
giới.
Sự phân chia hành chính
Thăng Long – Hà Nội hình thành từ năm 1010, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa
Lư ra Đại La và được đặt tên là Thăng Long (nghĩa là Rồng bay lên). Từ thời
khắc lịch sử trọng đại này, Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử của dân tộc và trở
thành thủ đô của nước ta (trừ giai đoạn 1802 – 1945 dưới thời Nguyễn) với các
tên gọi Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Năm 1428, Lê Lợi đánh thắng quân Minh,
giải phóng đất nước, lên làm vua và đặt tên kinh thành là Đông Đô, nhưng tên
Thăng Long vẫn thông dụng. Năm 1805, vua Gia Long đổi tên thành là Thăng Long.
Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm kinh thành Thăng Long cũ và 4 phủ.
Năm 1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và xếp hạng là
thành phố cấp 1. Diện tích của Hà Nội được mở rộng dần và cho đến năm 1942 có
quy mô là 130 km2.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành thủ đô của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, gồm các khu phố nội thành (Lãng Bác, Đống Đa,
Mê Linh, Đại La, Đề Thám) và 120 ngoại thành. Năm 1954, Hà Nội có 4 quận nội
thành, 4 huyện ngoại thành gồm 46 xã với diện tích tự nhiên là 152 km2.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
váy dân tộc, trang
phục dân tộc