Nguồn gốc tộc người Môn – Khmer


    Các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer có địa bàn phân bố khá rộng từ Mianmar, Lào, Campuchia đến Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khmer khổng nhiều, nhưng đây là nhóm chiếm tối gần nửa số tộc người trong cả nước: (21/ 54 tộc người) cư trú tập trung ở 3 khu vực: Tây Bắc và Thanh – Nghệ; miền Trang, Trường Sơn – Tây Nguyên; đồng bằng Nam Bộ.

Nguồn gốc tộc người Môn – Khmer

   Lịch sử hình thành các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer rất phức tạp. Các nhà khoa học đều cho rằng cư dân Môn – Khmer là những cư dân bản địa đầu tiên lập nghiệp trên phía bắc của bán đảo Đông Dương. Trong quá trình định cư, tổ tiên của họ đã xây dụng nên những nhà nước cường thịnh. Nhưng các đợt dì dân từ phương Bắc tràn xuống đã thu hẹp dần lãnh thổ cư trú của họ và làm suy yếu các nhà nước này. Sư suy yểu và tan rã của các nhà nước này đã làm cho thành phần dân cư bị đảo lộn. Một bộ phận bị tiêu diệt do các cuộc chiến tranh làn khốc giữa các quốc gia với nhau. Một bộ phận khác bị đồng hoá hoặc hoà nhập vào các cộng đồng tộc người khác. Phần còn lại bị phân hoá ra thành những nhóm địa phương sinh sống xen kẽ với những tộc người khác. Ở nước ta, cư dân Môn – Khmer gồm 21 tộc người, họ chủ yếu là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở Việt Nam, một số sinh sống ở các nước trong khu vực Đông Dương-
-Các tộc người Môn – Khmer phía Bắc:
   Năm tộc người nhóm Môn – Khmer ờ miền núi phía Bắc gồm Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Mảng, 0 Du phần lớn từ dân bản địa. Họ có mặt ở đây từ thế kí thứ VII, đến thế kỉ thứ XIV, khi người Thái di cư từ các tỉnh phía nam Trung Quốc vùng này đã thấy họ cư trú ở đây.
   Người Mảng có mặt lâu đời ở Việt Nam. Họ cư trú à 4 huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lạng tỉnh Lai Châu vùng giữa 2 con sông – sông Đà và sông Nậm Na. cỏ một bộ phận người Mảng sinh sống ở Lào và Trung Quốc.
   Người Khơ Mú được coi là cư dân đầu tiên khai phá vùng lòng chảo Tây Bắc. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của lịch sử, do quá trình tiếp xúc lâu dài với người Thái nên người Khơ Mú có sự giao thoa và ảnh hưởng mạnh mẽ với văn hoá Thái, ke cả trang phục, nhà ở và ngôn ngữ.