Sản xuất thủ công nghiệp
Cư dân nhóm Môn I Khmer có các nghề đan lát mây tre, mộc, rèn, dệt, đúc
nông cụ và vũ khí…
Đan lát là nghề thủ công truyền thống, phát triển ở hầu hết các dân tộc
nhóm Môn – Khmer. Công việc đan lát do đàn ông đảm nhiệm. Tử những nguyên liệu
sẵn có như tre, nứa, lồ ô, le, mây… đồng bào đã làm rạ các sản phẩm bền đẹp, từ
vật dụng nhỏ như bao dao, giỏ đựng kim chỉ đến các vật dụng lớn như gùi, nia,
bem, mái nhà rông… Sản phẩm đan lát để phục vụ cuộc Sống hàng ngày và trao đổi
với các dân tộc láng giềng.
Nghề rèn xuất hiện ở một số tộc người Môn – Khmer để phục vụ cuộc sống tự
túc, tự cấp. Riêng ở tộc người Xơ Đăng, nghề rèn rất phát triển. Trước đây, mỗi
làng có từ 30 đến 70 lò rèn. Sản phẩm rèn của họ là loại vũ khí, nông cụ được
đem trao đổi trên khắp thị trường lỉnh Kon Tum. Ngày nay, nghé ròn của người Xơ
Đảng không phổ biến như trước nữa, chỉ một số gia đình còn duy trì để lên nông
cụ phục vụ sản xuất và dụng cụ sinh hoạt gia đình.
Nghề dệt rất phát triển ở một số tộc người nhóm ngổn ngữ Môn 1 Khmer, đặc
biệt là các tộc người Môn – Khmer ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và
Nam Bộ. Kỹ thuật dệt khá độc đáo và CỔ sự khác biệt giữa các vùng.
Những cư dân ở bắc Tây Nguyên như Tà Ồi, Giẻ-Triêng và người Khmer ở Nam
Bộ còn có nghề làm gốm, nhưng không dùng bàn xoay, mà nặn đất thành các băng
dài rồi quấn chồng lên thành hình trụ, theo kích cỡ to, nhỏ khác nhau, sau đố
miết nhẵn phần ngoài và trong rồi đem nung. Riêng người Khmer còn có nghề làm
đường thốt ná khá phát triển.
Giao thông vận chuyển và trao đổi hàng hoá
Hầu hết cư dân nhóm Môn – Khmer vận chuyển bằng gùi. Đồng bào đeo gùi để
mang đụng cụ sản xuất, ống cơm, thức ăn, bầu nước khi đi nương- Lúc trở về lại
gùi củi khô, rau rừng hay những nông sản thu hái được. Tuy nhiên, do điều kiện
mối trường cư trú ở các vùng miền khác nhau, nên phương thức vận chuyển ở các
vùng cũng khác nhau. Vùng Tây Bắc, ngoài gùi còn có dậu gánh, người Kháng sống ờ
ven sông Đà còn dùng thuyền mỗi cong, thuyền độc mộc để vận chuyển. Đồng bào
Kháng có cách gùi qua trán, khi gùi, dây quai vắt qua trán, xỏ qua tấm ván ách
tì iên gáy, tạo nên cách vận chuyển rất đặc trưng. Vùng Trường Sơn, lầy Nguyên,
ngoài gùi còn dùng voi để vận chuyển. Vùng Nam Bộ, người Khmer chủ yếu vận
chuyển bằng thuyền, ghe, xe bò.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/hinh-thuc-chan-nuoi-va-kinh-te-tu-nhien.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục các dân tộc
việt nam, trang
phuc dan toc