Một số phương pháp nhuộm màu đơn giản

    Để nhuộm màu đen, người Giẻ-Trièng, người Xơ Đăng và nhiều tộc người khác chặt lá chàm trồng ở gần khe suối có độ ám cao, gầi vệ nhà, cho lá vào nồi đát ngâm nước khoảng 4- 5 ngày, đợi lá tiết ra nước màu tím đen, ngửi thấy mùi thối, người ta lọc lấy nước; dùng vỏ ốc suối đốt cháy thành vòi, giã nhỏ, mịn như vôi bột; vào rừng tìm chặt lấy thân, vỏ, rễ cây nao jun (theo cách gọi của người Giẻ-Triêng), rễ cây kha krụng và kha chút (theo cách gọi của người Xơ Đăng), cho vào giã, ngâm với tro bếp từ 3- 4 ngày, lấy nước đó trộn chung với nước lá chàm, bột vỏ ốc suối, dùng cây khuấy đều khi nào tạo thành thứ nước màu đen tím đặc quánh có bọt đọng lại, cất đi dùng dần. Khi nhuộm, cho sợi bông vào ngâm, khoảng hơn 1 giờ sau vớt lên vắt hết nước, đưa lên giàn phơi. Khi sợi khô lại đưa vào ngâm, phơi nhiều lần như vậy trong ngày. Khi nào sợi có màu đen họ bỏ vào nồi đất và dùng củ nâu thái nhỏ trộn chung với bột gạo nếp than (nếp cẩm) để luộc sợi khoảng 5 tiếng đồng hồ cho sợi mềm và bóng. Sau đó trộn sợi với bột của gạo nếp than rồi hấp cho sợi cứng, không bị xù lông, vớt sợi ra phơi khô. Khi sợi đã khô đưa sợi vào dụng cụ cuốn sợi (ha vít) cuốn thành những cuộn sợi lớn. Khi muốn dệt váy hay dệt khố hoặc tấm dồ thì dàn sợi ra khung cửi để dệt.

Một số phương pháp nhuộm màu đơn giản

    Để nhuộm màu vàng (bah), người Giẻ-Triêng lấy củ nghệ và rễ cây bằng dăng (một loại cây làm thuốc sốt rét) giã lẫn với nhau, tạo thành hỗn hợp nước có màu vàng. Khi nhuộm, bỏ sợi bông vào ngâm trong hỗn hợp này rồi vớt ra phơi nhiều lần, bao giờ sợi có màu vàng đậm, đưa sợi vào hấp và đem phơi cho khô. Sau đó sợi được cuốn vào dụng cụ cuốn sợi chờ khi dệt lấy ra dùng. Đối với người Xơ Đăng và nhiều tộc người khác, màu vàng cũng được chiết xuất từ củ nghệ, song người ta không dùng rễ cây mà hãm màu Bằng cách giã nhỏ nghệ, trộn với tro của lá cây po pẹ rồi hòa với nước suối để được màu vàng tươi.
    Để nhuộm màu đỏ, người Giẻ-Triêng đào một loại củ rừng (củ găm), đem thái nhỏ, giã nát, cho nước vào, nấu lên thành một hỗn hợp nước đỏ đậm đặc rồi cho sợi vào luộc cùng. Khi sợi đã đạt tới màu cần thiết họ vớt ra phơi khô. Người Xơ Đáng lại lấy màu đỏ từ vỏ cây t’ngeo bằng cách giã giập vỏ cây, cho vào nồi đun sôi một vài giờ. Khi màu đặc, nhúng sợi vào đun tới khi sợi ngấm thuốc đều mới vớt sợi ra, để nguyên không vắt, đem phơi cho khô kỹ là được. Nhiều khi, đồng bào Xơ Đăng còn chế màu đỏ từ cây nhau trộn với mỡ dê, đun sôi để nhuộm vải sau đó nhúng vào nước xa bon (một loại thuốc nhuộm của người Lào). Họ nhuộm nhiều lần khi nào được màu đỏ tươi, đem phơi khô mới cất đi.