Phụ nữ nhóm người Môn -Khmer khi mang thai


    Các dân tộc vùng Tây Bắc tồn tại phổ biến hình thái tiểu gia đình phụ quyền, bên cạnh đó ở người Xinh Mun, Mảng vẫn tồn tại một số đại gia đình phụ quyền.

Phụ nữ nhóm người Môn -Khmer khi mang thai

    Phụ nữ các tộc người nhóm Môn – Khmer khí mang thai phải kiêng kỵ rất nhiều. Phụ nữ Cơ Tu, Giẻ-Triêng, Mạ gần tới ngày sinh được gia đinh làm nhà ngoài rừng hay gần nhà để sinh đẻ, hơn một tuần lễ sau khi sinh, sản phụ và đứa bé được đưa về nhà, gia đình làm lễ nhận đứa bé làm thành viên chính thức và làm lễ đặt tên cho đứa bé. Một số tộc người khác như Brâu, Rơ Mãm, M’nông phụ nữ đẻ ở một gian riêng trong nhà. Khi đẻ họ được bà mụ giúp đỡ. Nhau đứa trẻ được dùng cật nứa cắt, bỏ vào quả bầu khô rồi đem chôn ngoài rừng. Trong tuần đầu, người mẹ phải ăn kiêng va cấm người lạ vào nhà, trước nhà có cắm cành cây để báo cho khách biết. Tên đứa bé thường do ông bà đặt cho. Trong lễ đặt tên nếu đứa bé là con trai, người mẹ mang theo một cái xà gạc, một cái nỏ và một con dao vót nan; nếu là con gái người mẹ mang theo một cái túi đựng cơm và dụng cụ dệt vải. Ở người M’nông, người cha làm cho con một ít đồ chơi theo giới tính của nó.
   Sau khi sinh một thời gian ngắn đứa trẻ được gia đình làm lễ thổi tai và sau đó làm lễ xâu tai, cầu mong con cái khoẻ mạnh. Đến tuổi trưởng thành người ta làm lễ “cà răng”, từ đó nam nữ tự do tìm hiểu rồi về báo cho bố mẹ biết.
    Tập tục của cư dân Khmer Nam Bộ, trước thời gian sinh và sau khi sinh 3 ngày, gia đinh mời thầy cúng đến lam lễ để bảo vệ mẹ và con. Đổng bào quan niệm nếu người mẹ chết trong lúc sinh nở tà điểm gở. Vì vậy, người ta luôn quan tâm đến việc sinh đẻ của sản phụ, sao cho “mẹ tròn, con vuông” như quan niệm của người Kinh.
    Để bước vào cuộc sống, hầu hết các tộc người nhóm Môn – Khmer đều phải trải qua nhiều nghi lễ đánh dấu các giai đoạn trưởng thành. Lễ “Mở mắt” được tổ chức khi đứa bé trong khoảng từ 3 đến 9 tuổi, sau đó đến lễ “Cắt chỏm” đánh dấu ngày bé lên 7 hay 8 tuổi… Tuy nhiên mỗi nghi lễ của mỗi tộc người có sự khác biệt, đặc biệt nghi lễ của cư dân Khmer Nam Bộ theo Phật giáo Tiểu Thừa lại kết hợp cả nghi lễ dân gian và nghi lễ của Phật giáo.