Thu hoạch xong, theo cách riêng của mình mỗi tộc người thường dâng gà hoặc
heo kèm theo ghè rượu để cúng tạ ơn thần bông tại nhà. Đối với người Xơ Đăng,
lễ này được tiến hành như sau: gia đình bắt gà (hoặc heo) trói ở cột cúng trong
nhà, dùng dao khía vào mép mỏ gà (nếu là heo thì chọc tiết), cho máu
chảy vào một cái bát con. Lấy máu đó chấm vào vài lõi bông đã tách
hạ đựng trong một nắp gùi. Chủ nhà mang nắp gùi đựng bông lõi
ấy đến gần ghè rượu đã buộc ở cột cúng, ngồi xổm và khán: ”Xin thần cây bông
to, thần cây cây bông nhỏ cho năm sau làm ăn tốt, vợ con khỏe”. Khấn xong, ông
chấm ngón tay trỏ vào rượu rổi chấm lên trán mình, vẩy xuống sàn nhà. Sau ông,
lần lượt từng thành viên từ vợ, con, từ lớn đến nhỏ điều làm theo. Qua nghi
thức ấy, họ tin rằng thần cây bông và hồn ma ông bà sẽ giúp cho vụ tới làm ăn
tốt, không đói, nhiều bông. Sau lễ cúng này, người ta mới có thể dùng bông để
dệt vải.
Từ khi gieo hạt cho đến khi chuẩn bị thu hoạch bông, bà con tiến hành
dọn cỏ ba đợt. Sau 5 tháng, cây bông ngắn ngày bắt đầu cho thu hoạch. Loại bông
ngắn ngày bình quân một sào, người Giẻ-Triêng thu hoạch 6 teo (mỗi teo đựng
được khoảng 30kg lúa). Loại bông dài ngày năng suất cũng tương tự. Bông được
tiến hành thu hoạch trong ba đợt. Đợt một thu hoạch những hạt bông to, đợt hai
những hạt bông vừa, đợt ba thu hoạch những hạt bông còn lại, có cả hạt nhỏ
nhất. Bông thu hoạch trong cả ba đợt được trộn chung, đem phơi nắng cho khô,
khi không có nắng thì phơi trên giàn bếp. Khi được nắng bông sẽ trắng. Khi bông
đã khô, những người phụ nữ chọn những hạt bông lép và sâu để loại, rồi đưa vào
dụng cụ cán bông cán cho vỡ hạt. Trong khi cán thì phải để bông thô gần bếp lửa
cho hạt giòn dễ vỡ, dụng cụ cán bông cũng không bị sứt bánh răng.
Ngày nay, hầu như trên đất miền Trung, Tây Nguyên, không thấy còn nương
bông nào nữa, ít ai quan tâm đến trồng bông, nểu còn duy trì nghề dệt, người ta
mua sợi len công nghiệp ở chợ về dùng.