Trên nẹp áo, trước kia người ta thường đính dây vải để buộc hoặc dùng
cúc vải cài, gần đây phụ nữKháng dùng cúc bướm như áo của người Thái, số lượng
cúc đơm trên áo phụ nữ Kháng thường là số chẵn (10, 12, 14 đôi), điều này trái
ngược với người Thái. Người Thái chủ-yểu dùng số cúc lẻ (11, 13, 15 đôi), họ
cho rằng số lẻ là số đang phát triển, là số của người sống, số chẵn là số của
người chết. Người Kháng gọi hàng cúc đơm bên trái là tu pe pémcó nghĩa là con
đực. Hàng cúc bên phải là con cái. Hai hàng cúc là sự kết hợp giữa giới đực và
giới cái, thể hiện sự phát triển trường tồn của nòi giống. Quan niệm này cũng
rất giống quan niệm của người Thái. Trên ngực áo phụ nữ Kháng mỗi bên ghép một
mảnh vải đỏ nhỏ hình thang cân gọi là son sửa, trên mảnh vải này đính ba
đồngtiền kim loại để trang trí. Đây là sự khác biệt giữa áo phụ nữ Kháng và áo
phụ nữ Thái.
Ngày nay, loại áo và kiểu trang trí này không còn nữa mà thay vào đó họ
mặc chiếc áo nguyên bản của phụ nữ Thái Đen.
-
Váy (ỉn) của phụ nữ Kháng may bằng vải sợi bông nhuộm chàm. Váy hình ống, được
may khép kín từ bốn khổ vải nhuộm chàm rộng 40cm. Thân váy liền với gấu váy,
dài 86cm, rộng 72cm, không thêu vẽ hoa văn. Cạp váy rộng 72cm, cao 5cm. bằng
vải sợi bông kẻ sọc, cạp váy đính liền với thân vảy. Gấu váy liền với thân váy,
phía trong gấu có nẹp một dải vải đỏ rộng 3cm để tăng độ phẳng cho váy. Khi mặc,
váy được kéo cao ngang ngực, gấp nếp giữa eo bụng và vắt sang bên trái hay bên
phải do thói quen của từng người, sau đó buộc thắt lưng. Khi đi lại hay lúc
ngồi, nẹp vải đỏ ở phía trong gấu váy lúc ẩn lúc hiện tạo sự vui mắt. Loại váy
này hiện nay ít người sử dụng, họ chủ yếu mua váy may sẵn của người Thái về
dùng.
Đọc thêm tại: