- Vùng núi cao phía bắc: Trải dài khắp các tỉnh từ Lào Cai, Yên Bái, Lai
Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An có năm tộc người trong nhóm Môn – Khmer cư
trú, đó là: Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú, ơ Đu.
Khu vực cư trú của 5 tộc người trên có cả núi cao và thung lũng với độ
dốc trung bình từ 25° đến 40°, thậm chí, có tới một nửa diện tích nằm trong
vùng cư trú có độ cao từ 700 đến trên l000 m với nhiều dãy núi lớn như Hoàng
Liên Sơn (kéo dài từ Lào Cai đến Yên Bái và Lai Châu), với những đỉnh núi cao
như Phan Xi Păng cao 3.143m (tỉnh Lào Cai, Lai Châu), đỉnh Phu Sa Phin cao
2.847m (tỉnh Sơn La); ở Nghệ An có đỉnh Pu Xai Lai Lung của dãy Trường Sơn cao
2.71 lm… đã tạo nên những tiểu vùng có địa hình hiểm trở với hộ thống sông,
suối chằng chịt, lắm thác ghềnh, lưu lượng nước thất thường trong các tháng
trong năm. Khí hậu hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 3 – 4 đến tháng 9-10, nhiệt
độ trung bình từ 25 – 26°c, có ngày cao nhất lên tới 39 – 40°c. Mùa khô từ
tháng 9-10 năm trước đến tháng 3 – 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 12 – 15°c,
có ngày xuống đến 0°c (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Sa Pa…). Lượng mưa trung bình
hàng năm từ 1.800 – 2.200mm. Khu vực phía bắc (Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn
La) ít chịu ảnh hưởng của bão, độ ẩm trên 80%. Trong những thời điểm giao mùa
thường xảy ra giông, mưa đá. Riêng Nghệ An nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu
miền Bắc và miền Nam nên điều kiện khí hậu phân dị phức tạp, có phần khắc
nghiệt, có nhiều bão và gió Tây Nam khô nóng. Chính sự khác biệt về khí hậu giữa các mùa, đã ảnh hưởng không
nhỏ tói nguồn nguyên liệu dệt và cách ăn mặc của cư dân địa phương.
Vùng núi phía bắc chủ yếu là chất đất Ferarit có độ tơi xốp, nhiều mùn
thuận lợi cho phát triển nghề rừng, trồng cây công nghiệp, cây nguyên liệu dột
vải, chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên do truyền thống canh tác lâu đời, các tộc
người Mảng, Kháng, Khơ Mú, Xinh Mun, ơ Đu sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nương
rẫy với những giống cây trồng để duy trì cuộc sống hàng ngày. Nếu có chút ít dư
thừa thì họ đem trao đổi lấy những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống. Họ
không chú ý tới việc trồng bông hay trồng dâu nuôi tằm dệt vải.
Nơi cư trú của đồng bào các tộc người Mảng, Kháng, Khơ Mú, Xinh Mun, ơ Đu
thuộc địa phận của các tỉnh giáp biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào.
Chỉ tính riêng tỉnh Lào Cai, đường biên giới với Trung Quốc dài tới 200km, tỉnh
Lai Châu có đường biên giới với Trung Quốc đài 310km, với nước Lào dài 360km;
tỉnh Sơn La có đường biên giới với nước Lào dài 250km; tỉnh Nghệ An có đường
biên giới với nước Lào là 419km. Ở những tỉnh này có nhiều cửa khẩu quan trọng
giao lưu buôn bán với nước ngoài. Cố thể nói, đây là những vùng có vị trí chiến
lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự của nước ta. Chính vị
trí này cũng tác động không nhỏ trong việc giao thoa văn hoá tộc người, trong
đó có sự giao thoa về trang phục.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
váy dân tộc, trang
phục dân tộc