Hoạt động kinh tế
Sản xuất nông nghiệp
Trong xã hội truyền thống, hầu hết các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn –
Khmer khu vực phía Bắc thường sống du canh du cư nên hình thái kinh tế chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp theo phương thức nương rẫy, kết hợp với làm vườn và làm
ruộng. Đa số họ làm nương bằng hoặc nương có độ dốc lớn. Nương rẫy được sử dụng
từ hai đến ba, bốn vụ, sau đó bỏ hoá vài năm rồi tiếp tục canh tác lại.
Sản xuất kinh tế của đồng bào các dân tộc nhóm Môn – Khmer cư trú ở Tây
Nguyên đã vượt qua giai đoạn kinh tế chiếm đoạt và chuyển dần sang sản xuất
kinh tế. Tuy nhiên, nền nông nghiệp vẫn lệ thuộc vào thiên nhiên là chính.
Trong canh tác, đồng bào tuân thủ chặt chẽ theo mùa vụ. Thông thường, khoảng
cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch hàng năm, đồng bào bắt đầu phát rẫy. Rầy
được phát từ chỗ thấp lên chỗ cao để dễ lựa chiều cây đổ. Ray phát xong phơi
nắng khoảng một tháng rưỡi thì đốt. Ray đốt hôm trước, ngay hôm sau phải dọn.
Khi cây hoa đrung nở, hoa blang rụng (khoảng tháng 4 – 5), thì bắt đầu trồng
lúa.
Trừ một số nhóm của các dân tộc Hrê, Xơ Đăng, Giẻ- Triêng, Ba Na… chủ yếu
làm ruộng nước, còn hầu hết các lộc người Môn – Khmer trên dải đất cao nguyên
Trung Bộ đều làm hương rẫy kết hợp với làm mông nước, sau đổ mới làm vườn. Trên
những mảnh đất này, họ phát, đốt, chọc lô tra hạt Tồi thu hoạch như những cư
dân làm nương rẫy khúc. Công cụ sản Xuất rất đơn gián, ngoài cuốc họ còn sử
dụng các công cụ như- xà gạc, dao, cào cỏ, rìu, gậy chọc lỗ. Rẫy được bảo vệ
bằng hàng rào có đặt các loại bẫy, sáo gió, đàn nước… nhờ đó tạo âm thanh tư
nhiên để chống lại sự phá hoại của thú rừng.
Trên nương rẫy, ngoài lúa đồng bào còn trồng xen canh gối vụ trên đất rẫy
các loại kê, vừng, đậu, lạc, bầu, bí… cộng thêm các rẫy bắp , sắn đã đáp ứng đủ
nhu cầu về lương thực hàng ngày cho đồng bào.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/nguon-goc-toc-nguoi-mon-khmer.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa van dan toc, trang
phục dân tộc