Vùng miền Trung, Trường Sơn và Tây Nguyên: Kéo đài từ đèo Ngang đến lưu
vực sông Bé và sông Đồng Nai là một khu vực dân tộc học – lịch sử, nằm ờ vị trí
giới hạn từ vĩ tuyến 18 về phía Bắc và vĩ tuyến 12 về phía Nam, thuộc phần đất
đai của 10 tỉnh. Khu vực này có 15 lộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer cư trú:
Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, Co, Brâu, Rơ Măm, Xtiêng, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng,
M’nông, Hrê, Mạ, Cơ Ho, Giẻ-Triêng, Chơ Ro. Nhìn vào bản đồ phân bố dân cư ở
Việt Nam, chúng ta dề dàng nhận thấy các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khmer cư
trú ở hai đầu, còn các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo sinh sống ở giữa và ở
miền Đông, giáp với vùng đồng bằng ven biển. Đây là đặc điểm quan trọng gắn kết
các tộc người trong mối giao thoa văn hoá vùng đậm nét.
Về khí hậu, vùng Trường Sơn và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô là những tháng tiếp theo. Vùng Trường
Sơn và Tây Nguyên có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nhưng do toàn cao
nguyên, với những dải đất đỏ bazan mênh mông chiếm 65% đất bazan của toàn quốc
nên không bị ảnh hưởng của bão hoặc sương muối, không có lũ lụt to, rất thích
hợp với nhiều loại cây trồng như chè, cà phê… và cây bông – nguyên liệu chính
để dệt vải.
Vùng Trường Sơn và Tây Nguyên có vị trí chiến, lược trọng yếu án ngữ khu
vực ngã ba biên giới; có địa bàn rộng lớn, rừng nói hiểm trở; có. nhiều nhánh
đường ngang từ đồng bằng duyên hải Trung Bộ, lên Tây Nguyên như: đường 19 từ
Qui Nhơn lên Gia Lai, Kon Tum, đường 21 từ Nha Trang qua Minh Hoà, đường 11 từ
Phan Rang lên Đà Lạt, đường 20 từ Đà Lạt nối vào Sài Gòn… Ngoài rạ còn có đường
dọc chạy suốt cả Tây Nguyên đến Hội An – Quảng Nam, Đà Nẵng và những con đường
nội địa khác.
Tây Nguyên còn là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ của văn
hoá các dân tộc vùng Trường Sơn, Tây Nguyên trong đó có các dân tộc thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn – Khmer và các dân tộc khu vực Đông Dương. Vì vậy, có nhiều điều
kiện giao thoa văn hoá và trang phục tộc người.
Ở khu vực Bắc Trường Sơn có dân tộc Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu sinh
sống với số dân chiếm 8,04% tỉ lệ dân số các dân tộc bần địa trong vùng, cư trú
chủ yếu ở phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các huyện miền núi tỉnh Bình
Trị Thiên cũ. Đây là một vùng núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn,
việc tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các tộc người trong vùng với bên ngoài bị
hạn chế. Dẫu vậy, trước khi làm quen với văn hoá của người Kinh, họ đã tiếp xúc
với văn hoá Chăm. Cho đến nay, trong ngôn ngữ của họ còn mang nhiều yếu tố của
ngôn ngữ Malayô – Pôlinêdi, đặc biệt là những từ ngữ thuộc về cây trồng, trao
đổi và mua bán. Mặt khác, do sống giáp biên giới Lào nên trong cuộc sống hàng
ngày họ vẫn chịu ảnh hưởng những đặc điểm của văn hoá Lào.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/ieu-kien-tu-nhien-va-cung-cu-tru-cua-cu.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục các dân tộc
việt nam, trang
phuc dan toc