Trang phục của nam giới của dân tộc Ơ Đu


Bộ trang phục của nam giới người ơ Đu gồm có: áo, quần, túi đeo
    Áo) may bằng vải trắng , cổ áo là kiểu cổ đứng cao 3 cm; tay áo rộng; thân áo phía trước đắp 2 túi ở gần gấu áo và một túi ở ngực bên phải. Áo xẻ tà ở hai bên sườn sâu 18 cm.

Trang phục của nam giới của dân tộc Ơ Đu

- Quần (sôồng) cắt may bằng vải trắng theo kiểu bổ đũng. Cạp quần (glieê soồng) cao 4cm để luồn dây thắt; ống quần rộng.
    Hiện nay, loại trang phục áo, quần này thường vẫn được các cụ già, lớp người trung niên mặc vào dịp hội hò, lễ tết… còn ngày thường họ mặc quần áo may theo kiểu này nhưng màuxanh hoặc nâu. Tầng lớp thanh niên người ơ Đu hiện nay chù yếu mặc quần âu, áo sơ mi.
- Túi là đổ đeo truyền thống của người ơ Đu Túi được khâu từ hai khổ vải hẹp ghép lại với nhau. Quai túilà một khổ vải dài, kéo từ thân túi bên này tới thân túi bên kia. Quai túi và thân túi được khâu giáp với nhau những sợi chỉ màu đỏ đen tết lại giống như hình xương rắn, viềnvải màu đỏ. Đây là loại túi được người ơ Đu sử dụng phổ biến. Nam giới cũng như phụ nữ, khi ra khỏi nhà, bất kể là đi hộii họp, đichợ, đi nương rẫy, hay vào rừng săn bắn, hái lượm, họ đều khoác trênvai một chiếc túi.
    Các cồ gái trẻ đi chợ, đi hội đeo túi không chỉ làm duyên mà còn chứng tỏ sự chăm chỉ, khéo léo của mình, thuhút sự chú ý của những chàng trai.
    Mỗi loại trang phục của các tộc người nhóm Môn – Khmer Tây Bắc thể hiện tính thức ứng, phù hợp với tâm lý, giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội và môi trường cư trú.
    Trong các dịp hội hè, lễ tết, cưới xin… trang phục bừng sắc thể hiện niềm vui của cá nhân, cộng đồng trong mối giao hoà chung giữa con người với con người, giữa con người với môi trường để chứng tỏ minh, chứng tỏ khả năng sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo cũng như để khoe hình thể, vẻ đẹp của con người trong bối cảnh giao tiếp chung.
    Giống như nhiều tộc người khác ở Việt Nam, với các tộc người Môn – Khmer ở phía Bắc, thứ hồi môn duy nhất người con gái mang về nhà chồng là trang phục Trang phục cũng là một trong những thứ quà tặng thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Ngoài ra, trang phục còn được coi là những tài sản quý, một trong những tiêu chí để đánh giá, phân biệt giàu nghèo trong xã hội.
    Cũng cần nói thêm rằng, tuy cùng trong một nhóm ngôn ngữ nhưng các tộc người Món – Khmer cư trú ở phía Bắc có phong cách trang phục rất riêng so với các cư dân nhóm Môn – Khmer cư trú ở miền Trung, Trường Sơn – Tây Nguyên, đó là hầu như quanh năm phụ nữ đeo xà cạp ở chân, bên ngoài áo họ còn đeo yếm (tạp dề). Sự khác biệt này có thể do điều kiện thời tiết, môi trường cư trú tác động hoặc do chịu ảnh hưởng của phong cách trang phục của các tộc người Thái, Mông, Dao… cùng cư trú đan xen bên cạnh. Như trên đã nói, phía Bắc có điểu kiện khí hậu oi bức vềmùa hè, giá rét về mùa đông, xen giữa hai mùa còn có xuân – thu se lạnh. Vì vậy trang phục các lộc người Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun, Mảng và ơ Đu có sự phong phú, đa dạng, thích hợp với 4 mùa thiên nhiên ban tặng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoa van dan toc, trang phục dân tộc