Người Tà Ôi, Cơ Tu cũng như các tộc người Môn – Khmer vùng miền Trung và
Tây Nguyên không có sách ghi chép các mẫu hoa văn trên vải mà họ thường tạo hoa
văn theo trí nhớ. Vì vậy, những mẫu vải đẹp thường là sản phẩm của những người
lớn tuổi, đẫ dệt vải nhiều năm, có trí nhớ tuyệt vời. Đôi khi, một người không
thể nào nhớ hết tất cả các mẫu hoa văn, mà họ phải có sự hợp tác trong khi dệt
bằng cách tụ tập cùng dệt với nhau tại một địa điểm để vừa trao đổi những mẫu
hoa văn đã quên, đồng thời sáng tạo nhiều mẫu hoa văn mới. Dệt vải theo nhóm
còn giúp họ vui vẻ trong lao động, tăng thêm sự cố kết và chia sẻ lẫn nhau
trong cuộc sống.
Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu quy trình, dụng cụ, kỹ thuật dệt và
cách tạo hoa văn trên vải của các tộc người Môn – Khmer ở miền Trung, Tây
Nguyên, chúng tôi nhận thấy:
Dụng cụ chế biến sợi bông và quy trình sản xuất sợi, quy trình dệt
vải của các tộc người Môn – Khmer tương đồng với nhiều tộc người khác ở Việt
Nam. Đặc biệt là có sự tương đồng với nhiều tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo
sống cùng khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên. Điều đó thể hiện sự giao thoa văn hoá
tộc người và biểu hiện sắc thái văn hoá vùng đậm nét.
Sự tương đồng này thể hiện sự giống nhau về công cụ, đặc biệt là chiếc
khung dệt khố rộng dạng tấm, với những bộ phận rời rạc, chỉ liên kết thành một
cơ cấu khi tiến hành dệt. Vật liên kết lại là sợi. Đặc tính kỹ thuật này phù
hợp với nếp sống kinh tế và sinh hoạt của mỗi gia đình. Dù ở trình độ thô sơ,
nhưng gọn nhẹ, tiện cho việc di chuyển địa điểm, dễ tận dụng thời gian để thực
hiện. Dạng khung dệt này, đòi hỏi người dệt phải ngồi bệt dưới sàn nhà, không
ngồi trên khung dệt như nhiều tộc người phía Bắc Việt Nam. Thêm vào đó là kỹ
thuật giăng sợi với một chiều dài xác định nào đó, đồng thời có sự phân tách
thành 2 tầng sợi ngay từ đầu. Mặt vải sẽ được hình thành chính nhờ sự quay đảo
của hai tầng ấy.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/hoa-van-tren-trang-phuc-cua-nguoi-mon.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa văn dân tộc, trang
phuc dan toc