Trồng dẫu nuôi tằm
Nhìn chung quy trình trồng dâu, nuôi tằm. dệt vải tơ tằm của người Khmer
cùng có những điểm tương đồng với nhiều tộc người khác. Do cư trú ở lưu vực các
con sông lớn, phù sa màu mỡ, độ ẩm cao, thích hợp với cây dâu, nên đồng bào
biết tận dụng điều kiện tự nhiên ưu đãi đế trồng dâu, nuôi tằm, lấy tơ và thực
hiện kỹ thuật dệt vải theo chu trình khép kín từ ươm tơ, kéo sợi, đánh ống, dàn
sợi, lèn go, mắc cửi đến dệt vải.
Người Khmer cũng như nhiều tộc người khác ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật
trồng dâu bằng cành, theo luống, sau gần một năm chăm bón, cây dâu sẽ cho
thu hoạch lá để nuôi tằm. Vào cuối mỗi mùa khô, người la đốn những cây dâu già
để sang mùa mưa cây dâu sẽ tiếp tục phát triển.
Mặc dù chăm nuôi tằm hết sức vất vả, song đồng bào Khmer đã có nhiều
kinh nghiệm. Họ nuôi tằm ở nơi rộng rãi, thoáng mát, chăm sóc nong tằm kỹ
lưỡng; phải tránh ruồi, muỗi, kiến; lá dâu cho tằm ăn phái khô ráo. Một năm họ
nuôi vài lứa tằm; mỗi lứa, tằm sinh trưởng và phát triển theo chu kỳ khoảng một
tháng. Khi mới nở (tằm trút nhộng) có màu đen, nhỏ như chiếc tăm, đến ngày thứ
ba tằm rụng lông đen, chuyển sang màu trắng rồi ngủ lần thứ nhất từ 3 đến 5
ngày, nhịn ăn và nâng đầu lên lột xác. Ngày thứ 6 đến ngày thứ 8, người ta thái
lá dâu thật nhỏ cho tằm ăn. Sang ngày thứ 10, tằm ngủ lần thứ hai chừng 1 ngày.
Ba ngày sau đó, tằm lại ngủ lần thứ ba 1 ngày. Khoảng 3 đến 5 ngày sau, tằm lại
ngủ lần cuối cùng để bước vào đoạn tằm ăn rỗi (ăn nhiều). Bám chắc chu kỳ sinh
trưởng của tằm, đồng bào Khmer đợi tằm chín to hết cỡ, bụng chứa đầy tơ mới cho
tằm vào nia một ngày đêm để tằm nhả hết tơ, 3 ngày sau tằm lột thành nhộng, 7
ngày tằm lại thành con ngài cắn kén chui ra để lặp lại một chu trình sinh
trưởng mới.
Đọc thêm tại: