Giới thiệu về trang phục của tộc người nhóm Môn -Khmer


    Trước khi có trang phục bằng vải sợi bông, các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer đã biết tìm các loại vỏ cây: rang, cu mách, ơn đang, tỉ coong, cha khuông, mo, si tí… dệt thành tấm để khâu y phục, tấm đắp, tấm choàng… phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.     Người Xơ Đăng nhóm Mơ Nâm ở Kon Tum thường sử dụng các loại vỏ cây: hpoong, mo có màu trắng và cây ka bu có màu đỏ nâu để cắt, may y phục. Người Xơ Đăng nhóm Tơ Đ’ră thì chủ yếu dùng cây hmôh (hmuh) còn được gọi là cây mít rừng… để làm làm “vải” chế tác trang phục Người Giẻ-Triêng vùng Đăk Dục, Đăk Nông huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum thường sử dụng vỏ cây roong (loong roong) là loại cây gỗ, cao khoảng 10m, chu vi khoảng 30cm đến 40cm không có đốt, vỏ nhắn. Vỏ cây được chọn làm vải thường có tính bền dai, chịu nước tốt không bị mọt.

Giới thiệu về trang phục của tộc người nhóm Môn -Khmer

    Loại y phục vỏ cây hiện nay dã di vào dĩ vàng, thay vào đó là hai thế hệ vải sợi bổng và công nghiệp kiểu dáng phổ thông Tuy nhiên, trong cuộc sống của một số cư dân ở miền Trung. Tây Nguyên, vân còn tồn tại áo, khố vỏ cây dưới dạng vật kỷ niệm – là minh chứng cho một thời kỳ trong lịch sử tộc người, trước khi có trang phục bằng vải, cư dân các tộc người Môn – Khmer khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên đã dùng vỏ cây để che thân. Có thể ban đầu, vỏ cây để dưới dạng nguyên xơ, đan cho vừa hình người. Dần dần, người ta đã biết dùng kim khâu bằng xương thú, bằng tre để khâu vỏ cây thành áo, khố. Vì vậy, trước khi trình bày về quy trình tạo ra vải để cắt may trang phục, chúng tôi trình bày đôi nét về quy trình tạo vải bằng vỏ cây của cư dân Môn – Khmer trong lịch sử.
QUY TRÌNH TẠO VẢI VỎ CÂY, CẮT MAY Y PHỤC
    Để làm ra chiếc áo, khố bằng vỏ cây là cả một quá trình sáng tạo mà phải trải qua cuộc sống lao động lâu dài cư dàn Môn – Khmer mới phát hiện ra được. Cho đến nay, một số người già vẫn còn nhớ kỹ thuật làm ra một tấm vải vỏ cây qua lời kể của thế hệ trước. Họ thường được nghe kể về cuộc sống gắn với thời kỳ mặc áo vỏ cây. Khi ấy bà con người Xơ Đăng, M’nông thường vào rừng lấy cây si tí về làm vải mặc thường ngày. Những năm 60 thế kỷ XX trở về trước, người ta vẫn còn mặc vải vỏ cây, vì trong suốt thời kỳ chiến tranh, cư dân chỉ biết gắn bó với rừng xanh, điều kiện giao lưu còn hết sức hạn chế. Chiến tranh chấm dứt lại bước vào thời kỳ bao cấp (1976 – 1986), cư dân thành phố còn thiếu vải, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu vùng xa càng vô cùng khan hiếm. Nhiều người tiết kiệm, dùng áo vỏ cây khi vào rừng, đi săn, phát rẫy. Vài chục năm trở lại đây, ít người còn mặc vải vỏ cây, ngoại trừ một số người dùng khi đi khai thác song mây, phát rẫy và đặc biệt là sử dụng khi đi săn voi.