Khi cuộn sợi xe xong đã đầy, sợi từ thoi cuộn được mang ra, người ta sử
dụng một dụng cụ nữa là xa cuốn sợi để tạo thành những con sợi to, để chuẩn bị
nhuộm sợi.
Xa cuốn sợi, người Giẻ-Triêng gọi là ha vít, người Xơ Đăng gọi là tuông
châu bênh, gồm một trục đứng có đường kính 3cm, làm từ 2 ống nứa liền nhau. Tại
vị trí mấu trên trục có đục 4 lỗ vuông sóc với nhau để tra que xoay giữ sợi.
Trên trục, người ta gắn chặt 4 que có thiết điện vuông, dài chừng 7 cm vuông
góc với nhau, trên đầu mỗi que có dùi một lỗ nhỏ để cầm móc sát giữ sợi. Khi
cuốn sợi, cắm trục cố định xuyên qua sàn nhà xuống một ống to hơn cắm xuống
đất, có mẫu đỡ cao gần cái sàn nhà, để cho trục xoay khi cuốn. Khi cuộn sợi hay
dàn sợi, người ta chỉ cần ngồi một chỗ, xoay trục đứng, thả sợi từ cuộn ra là
có những con sợi to để nhuộm hay dàn sợi dệt vải.
Khung cuốn sợi: Trước khi dàn sợi, người ta thường dùng 1 khung gỗ gồm
có 2 thanh song song, được cố đinh bằng một thanh gỗ đặt vuông góc với 2 thanh
này. Khi cuốn chỉ cần nâng khung khỏi mặt đất, sợi sẽ không bị rối.
Nhuộm màu
Hầu hết các tộc người Môn – Khmer ở khu vực miền Trung. Tây Nguyên đều
dùng màu nhuộm vải trước khi dệt. Tuy nhiên, ở mỗi vùng đồng bào có kỹ thuật
chế thuốc nhuộm và cách nhuộm màu khác nhau. Nhuộm sợi cũng là khâu kỹ thuật
quan trọng, cho nên nhiều tộc người Môn – Khmer ở khu vực miền Trung, Tây
Nguyên như Vân Kiều, Xơ Đăng, Gié-Triêng có những kiêng kỵ nhất định. Người
nhuộm vải thường là những phụ nữ cao tuổi, được coi là “mát tay”, có nghề gia
truyền mới tạo được những sản phẩm đẹp. Tuy nhiên khâu chuẩn bị cây làm nước
nhuộm màu phần nhiều lại do nam giới đảm nhiệm.
Màu nhuộm của các tộc người nhóm Môn – Khmer khu vực miền Trung, Tây
Nguyên bao gồm các màu: đỏ, trắng, vàng, đen.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/quy-trinh-che-bien-bong.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa van dan toc, trang
phục dân tộc