Sử dụng đất để canh tác của đồng bào nhóm Môn – Khmer


    Ruộng chờ mưa là hình thức phát triển của rẫy. Những loại ruộng này phổ biến ở một số tộc người như Ba Na, Mạ, Chơ Ro, Giẻ-Triêng. Họ canh tác theo lối làm rẫy, nhưng với một kĩ thuật cao hơn, công cụ tiến bộ hơn, thời gian sử dụng đất lâu hơn (từ 15 – 20 năm sau mới bỏ hoá). Đồng bào cuốc đất hai lớp và phơi ải qua đông. Khi có những trận mưa đầu mùa họ cuốc đất lại. Đất được làm sạch cỏ, san đều bằng bừa. Kỹ thuật gieo thẳng thay cho phương thức chọc lỗ tra hạt. Khi lúa trưởng thành, đông bào làm cỏ, kích thích cây phát triển và ra đòng tốt.

Sử dụng đất để canh tác của đồng bào nhóm Môn – Khmer

    Hiện nay, đối với các nương có độ dốc lơn, đồng bào nhóm Môn – Khmer ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn sử dụng phương thức canh tác truyền thống là phát đốt, chọc lỗ tra hạt để phù hợp với thế đất canh tác và bảo vệ độ mùn cho đất.
    Ở vùng Nam Bộ, người Khmer canh tác lúa nước là hình thức chủ yếu. Từ lâu nghề làm ruộng nước cổ truyền này đã giúp họ tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng đất đai, làm thuỷ lợi và kĩ thuật cày bừa, chăm bón. Ngoài việc sử đụng nước mưa để làm ruộng, đồng bào thường đào giếng ngay giữa ruộng và dùng thùng gánh hay gầu dây để kéo nước lên tưới cho hoa màu. Cổng cụ sản xuất gồm: cày, bừa, phúng phát cỏ, nọc cấy lóa. Ở những vòng ngập nước người ta phát cỏ, sau đó cúi cổ xuống bùn và cấy, không qua cày bừa. Công cụ phổ biến nhất của họ là chiếc nọc cấy lúa gồm có hai loại: loại đài dùng cho cấy lúa ruộng lầy thụt, các ruộng nước nông dùng loại ngần hơn. Ở những vùng dùng cày thì chiếc cày của người Khmer chắc chắn và dài hơn, lưỡi cày xới đất sâu hơn, thích ứng với đất vùng Đông Nam Bộ. Bừa của người Khmer cũng dài hơn, nặng hơn. 
    Bên cạnh trồng lúa nước, người Khmer còn trồng hoa màu trên các đất rẫy và cây ăn quả ở!những miệt vườn.