Nghệ thuật dệt hoa văn trên nền vải để may áo, khố, váy cũng rất tinh
xảo, ghi lại nhiều hình ảnh thiên nhiên và những hoạt động kinh tế, văn hoá của
các dân tộc.
Ngoài ra, vốn văn học dân gian của các tộc người Môn – Khmer đặc biệt phong
phú với các thể loại trường ca, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ,
câu đố… Đặc biệt, người Khmer còn có sách vở, kinh điển Phật giáo viết trên lá
thốt nốt được lưu giữ trong các ngôi chùa.
Các tộc người nhóm Môn – Khmer từ Tây Bắc đến miền Trung, Tây Nguyên và
Nam Bộ có một hệ thống lễ hội phong phú. Tây Bắc có lễ hội mừng măng mọc, hội
mùa, hội cầu mưa… Tây Nguyên có lễ hội cầu mùa, lễ hội bỏ mả, lễ hội mừng chiến
thắng… Người Khmer cổ lễ hội đua thuyền trên sông, lễ hội đua ghe tổ chức hàng
năm…
Tóm lại, điều kiện môi trường có tác đông rất lớn đến trang phục tộc
người nói chung, trang phục các tộc người nhóm Môn Khmer nói riêng. Trang phục,
ban đầu là để giúp con người thích nghỉ, tồn tại, chè chăn cơ thể sống. Vì vây,
môi trường nào sẽ tạo nguồn nguyên liệu và cách trang phục cho phù hơp. Từ lâu
đời, các tộc người Môn – Khmer ở Trường Sơn – Tây Nguyên như Xơ Đăng Ba Na,
Giẻ-Triêng và một số tộc người khác đã có kinh nghiệm thu lượm những thứ cây có
sợi, mọc hoang dại trong rừng về chế biến thành sợi dệt vải. về sau họ phát
triển trồng bông, lanh, gai để xe sợi dệt vải, cắt may trang phục. Cư dân đồng
bằng Nam Bộ tận dụng các điều kiện phù sa trồng dâu nuôi tằm dệt lụa,
Bên cạnh môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn
và trực tiếp đến trang phục của con người, trong đó, phải kể đến tôn giáo, tín
ngưỡng, các phong tục tập quán, lối sống, nếp sống, điều kiện kinh tế, trình độ
dân trí, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tâm sinh lý tộc người…
Thêm vào đó, môi trường cư trú đan xen cận kề, mối giao lưu về kinh tế,
văn hoá giữa các tộc người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục các tộc
người nhóm Môn – Khmer. Các tộc người cư trú ở miền núi phía Bắc như: Kháng,
Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, ơ Đu, do quá trình chung sống lâu đời trên cùng địa bàn
với người Thái, nên không ít thành tố văn hoá truyền thống như nhà ở, trang
phục., của họ đã hội nhập vào đời sống của người Thái láng giềng. Họ không co
truyền thống trồng bông dệt vải, vì thế trong luồng giao lưu văn hoá ấy, trang
phục của họ chịu sự chi phối của tộc người có nghề dệt vải phát triển là điều
dễ hiểu. Hoạ tiết hoa văn trên đồ dệt của các tộc người Môn – Khmer ở Tây
Nguyên có sự giống nhau nhất định với trang phục cùa cư dân Nam Đảo – đó cũng
là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hoá tộc người.
Có thể nói, trang phục của tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer bị chi
phối bởi những đặc thù riêng về địa bàn cư trú, diễn biến lịch sử, bản sắc .văn
hóa tộc người, tín ngưỡng tôn giáp và quá trình giao thoa văn hóa với các dân
tộc láng giềng.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/tin-nguong-va-van-hoa-cua-nguoi-mon.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa văn dân tộc, trang
phuc dan toc