Kĩ thuật dệt vải

    Để có sợi màu trắng, vào tháng 6, 7, người Giẻ-Triêng vào rừng cắt dây sắn rừng non thành từng đoạn dài 40 -50cm, cạo vỏ ngoài, chẻ đôi bỏ lõi bấc, đem vỏ phơi khô rồi tước thành sợi, dùng tay xe sợi sao cho càng nhỏ càng đẹp, sau đó bôi thêm một lớp nhựa cây sao xanh rồi mới nối từng đoạn đổ tạo thành những cuộn sợi dài. Cũng có khi, người ta dùng sợi bông trăng chưa nhuộm để cải màu trắng khi dệt vải.

Kĩ thuật dệt vải
 
    Màu xanh lá mạ hiếm thấy tộc người nào chế biến, mà họ chủ yếu mua màu hoá học bán sẵn ở chợ về nhuộm.
    Nhìn chung theo kinh nghiệm dần gian, màu nhuộm được tạo từ tự nhiên rất bền, ít phai. Tuy nhiên, hiện nay do sự tiện lợi của màu nhuộm bán sẵn trên thị trường, ở một số nơi bà con không còn chế tác các màu nhuộm truyền thống như trước đây nữa mà họ sử dụng các loại màu nhuộm hay chỉ màu công nghiệp mua ở chợ.
Dệt vải
    Đối với các tộc người nhóm Môn – Khmer ở khu vực miền trung. Tây Nguyên dệt vải là công việc của người phụ nữ, nhưng làm dụng cụ dệt lại là công việc của người đàn ông. Sau khi lập gia đình, người đàn ông bát đầu làm dụng cụ chế biến bông và khung cửi cho vợ dệt vải. Nếu người đàn ông nào không làm được dụng cụ dệt hoặc người phụ nữ nào không biết kéo sợi, dệt vài sẽ bị chê cười, cho đó là những người vụng về, không biết làm ăn.
    Dàn sợi: Khi đã chuẩn bị đầy đủ sợi, trước khi dệt vải, phải dàn sợi. Đây là công việc khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự khéo léo từ đôi bàn tay người thợ dệt. Tuỳ từng loại trang phục: váy, tấm choàng, khố mà người thợ dệt có cách dàn sợi và tạo hoa văn khác nhau.
    Dụng cụ dàn sợi được chia làm 2 nấc, nấc thứ nhất dùng để dàn sợi dệt các loại váy, tấm choàng; nấc thứ 2 dùng để dàn sợi dệt tấm dù. Dụng cụ dàn sợi này có 5 bộ phận được tháo rời ra, khi nào dàn sợi họ mới lắp ráp chúng lại. Khi dàn sợi để dệt vải trên khung khổ rộng, hầu hết chị em phụ nữ các dân tộc đều phải giăng sợi thành thảm, dàn đều các vòng sợi kín, căng thẳng suốt từ đầu thanh căng trên và thanh căng ở phía dưới. Khi giăng mắc cửi, sợi được phân thành hai tầng trên, dưới qua thanh tách sợi. Mặt vải sẽ được tạo ra ở mặt trên. Riêng tầng trên của lớp sợi, người ta tiếp tục phân sợi thành hai tầng nhỏ hơn. Tuỳ theo cách tạo hoa văn mà tầng nhỏ trên sẽ là sợi lẻ (1, 3, 5, 7, 9…) và tầng nhỏ dưới sẽ là sợi chẵn (2, 4, 6, 8…) hay ngược lại. Chính ở hai tầng nhỏ này, việc đảo sợi được tiến hành khi luồn sợi ngang.