Cách may trang phục bằng vải vỏ cây


    Khổ vải vỏ cây có nhiều loại với kích cỡ khác nhau: có thể dài tới 3-3,5m, rộng 25-28cm; loại nhỏ và ngắn chỉ dài 1,5 – 2m, rộng 10- 15cm. Vải vỏ cây để làm khố chỉ đơn thuần là một dải xơ vỏ cây đã đan khít những sợi ngang, các mép đều để trơn tự nhiên không viền mép. Khố vỏ cây thường dài từ l,5m đến 2m. Độ dài khố cũng là chiều dài khúc cây để lấy vỏ. Với mỗi cây to có chu vi 50 -55cm sẽ cung cấp đủ xơ vỏ để làm nên 1 bộ áo, khố hay áo, váy người lớn.

Cách may trang phục bằng vải vỏ cây

    Một sải tay, đủ để che từ cổ xuống tới chân, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Để tạo được một tấm đắp có khổ khá rộng như vậy; người ta phải can nối các tấm vải vỏ cây lại với nhau. Theo tập quán lâu đời của các tộc người sinh sống ở Trường Sơn – Tây Nguyên, chăn không chỉ để đắp mà còn đc choàng quấn giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, nhất là những khi rỗi rãi, khổng phải làm việc nặng nhọc.
    Như vậy, chúng ta thấy các sản phẩm trang phục (tấm đáp) có kích thước lớn bằng vỏ cây của đồng bào các tộc người Môn – Khmer được khâu ghép từ các tấm vải vỏ cây lại với nhau; còn các sản phẩm khác (khố, váy, áo) đều chỉ dùng một tấm, sau đó mới “cắt may” tạo thành sản phẩm cần dùng.
    Nếu như việc khai thác vỏ cây và tạo ra sợi hầu như là công việc của đàn ông thì việc cắt may lại là công việc do phụ nữ đảm nhiệm. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, chúng tôi thấy kim và chỉ khâu vải vỏ cây còn rất thô sơ. Kim được mài bằng xương hay vót bằng loại tre hay giang. Kim mài bằng xương đẹp hơn nhưng giòn, còn kim vót bằng tre hay giang không chỉ cứng, dẻo mà còn khó gãy. Kim thường dài khoảng 10-15cm giống cái dùi nhọn, trên đuôi kim được dát mỏng để đưa chỉ vào cho dễ.  Sau này, cùng với sự phát triển chung của xã hội, đồng bào đã tự chế tạo loại kim bằng dây đồng, lấy từ dây đeo của đồ trang sức.
    Tóm lại, một số tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer cư trú ở Trường Sơn – Tây Nguyên đã biết thu lượm những loại cây hoang dại trong thiên nhiên tạo thành sợi, tấm xơ để khâu (dệt) nên vải vỏ cây để mặc. Mỗi loại cây, mỗi loai dây rừng để làm vải tuỳ từng vùng mà có tên gọi khác nhau, sự phân bố của chúng cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, khí hậu, đất đai của từng vùng.
    Trang phục bằng vái vỏ cây của các tộc người thuộc ngữ hệ Môn – Khmer đều rất đơn giản, không có trang trí hoa văn, chủ yếu là màu tự nhiên vốn có của cây nguyên liệu.