Tín ngưỡng, tôn giáo
Các tộc người nhóm Môn – Khmer quan niệm cổ hai thế giới tồn tại: thế
giới của người sống thực và thế giới hư Vô. Trong số các lực lượng siêu nhiên,
đồng bào tin có nhiều loại ma quỷ và các vị thần (Yang). Quan niệm
phổ biến chi phối đời sống tinh thần của cư dân nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer
TrườngSơn. Tây Nguyên là vạn vật hữu linh. Từ con người, con vật, từ các hiện
tượng tự nhiên như đất, nước, núi, rừng, sông, hồ, gió, mưa… các vật vô trí vô
giác như chế, chiêng đều có “hồn”. Chúng hợp thành một thế giới thần linh và
ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người nhất trong các tộc người nhóm Môn –
Khmer ở Trường sơn, Tây Nguyên là Ông Trời được khấn vái, cầu xin, nhưng không
tác động trực tiếp đến con người. Trong số các vị thẩn quan trọng nhất phải kể
đến đó là thần Sấm Sét – vị thần duy trì phong tục, phù hộ cho cộng đồng trong
những cuộc xung đột. Ngoài ra còn có thần Mưa, thần Gió, thần Bảo mệnh.. Thẩn
Lửa được đồng bào quý trọng nhất, sau đó đến các thần như: thẩn Núi, thẩn Rừng,
thần Cây Đa, thần Bảo mệnh…
Mộc số bộ phận của các tộc người thuộc nhóm Môn – Khmèr có theo các tôn
giáo như Tín Lành, Thiên Chúa giáo, Phật giáo…
Văn học nghệ thuật, lễ hội dân gian
Các tộc người nhóm Môn – Khmer có một vốn âm nhạc rất phong phú, đặc sắc,
gắn bó chặt chẽ với các lễ hội dân gian. Nhạc cụ của họ rất đa dạng: nhóm nhạc
cụ gõ có tăng bu, mõ, tráng cái, trâng vừa, tơ rung; nhóm nhạc cụ thổi có kèn,
sáo…; nhạc cụ gẩy có đàn tơ rưng; nhạc cụ bằng kim loại có cồng, chiêng – Người
Khmer còn có dàn nhạc ngũ âm…
Nhạc cụ và âm nhạc của các tộc người nhóm Môn – Khmer là sản phẩm tính
thần của những tộc người sống bằng nền nông nghiệp nương rẫy làchính (một số
nhóm Hrê và người Khmer gắn với nông nghiệp ruộng nước và hệ thống kênh rạch,
sông nước). Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người và thế giới thiên nhiên,
giữa cá nhân và cộng đồng trên cơ sở tự nguyện.
Múa dân gian của cư dân Môn – Khmer ở miền Trung, Tây
Nguyên gắn với âm nhạc cồng, chiêng. Bằng các động tác múa uyển chuyền,
duyên dáng, người ta múa thành vòng theo chiều ngược kim đồng hồ, bước theo
nhịp cùa tiết tấu cồng chiêng, Riêng người Khmer, âm nhạc (dàn nhạc ngũ âm)
không bao giờ tách rời ca múa và sân khấu.
Nghệ thuật kiến trúc của các tộc người nhóm Môn – Khmer cũng khá phong
phú. Nó được biểu hiện qua kiến trúc nhà sàn dài (nhà không có vì kèo), nhà
rông có mái cao vút, nhà mồ, tượng nhà mồ, những cây cột lễ, đặc biệt là cột
đâm trâu và cột rượu cần chạm khắc hoa văn hình học, cảnh sinh hoạt và được bôi
màu sặc sỡ.