Mép địu còn được ghép các tua vải màu (phặc lạp nà) có tác dụng trang
trí. Đáy địu (kốn nả) là một miếng vải thô câm hình thang, Tại đây có khâu cạp
để luồn dây buộc (sai na) Khi địu, đây được buộc vào bụng của người mẹ. Dây địu
dài 80- 100cm, được đính vào hai bên thân địu, hai dầu đây dịu nẹp vải thổ cẩm
để trang trí.
Khi địu trẻ, người ta đặt đáy địu giữa lưng, buộc dây nẹp ngang bụng,
đặt trẻ ngồi lên lưng và kẻo thân địu trùm kín trẻ; hai dây địu vắt chéo qua
vai và ngực người địu, sau đó vòng qua nách về sau lưng và vấn mối cho chặt;
tiếp theo, luồn dây dưới chân trẻ và buộc mối giữa bụng.
TRANG
PHỤC THẦY CÚNG NGƯỜI KHÁNG
Thầy cúng (pả o) người Kháng không giữ vai trò quan trọng như thầy cũng của
các dân tộc Tày, Nùng. Khi cúng họ mặc trang phục khá đơn giản không cầu kỳ như
áo thầy tào các dân tộc Tày, Nùng vùng Đông Bắc Việt Nam.
Trang phục của thầy cúng người Kháng gồm có: áo, quần, mũ, thắt lưng.
Tuy nhiên áo, quần (sửa côn, suổng) của thầy cúng cũng là bộ quần áo mà nam
giới người Kháng mặc hàng ngày, không có gì khác biệt, chỉ khác bộ trang phục
thường ngày ở chiếc mũ và đai lưng.
-
Mũ (mù á) của thầy cúng làm bằng hai lớp vải, bên trong là vải mộc trắng,
bên ngoài là vải đỏ làm nền. Nhìn tổng thể đó là tấm vải hình chữ nhật dài
67cm, rộng l0cm, được may khép kín. Mặt ngoài của mũ trang trí các hoa văn hình
con rồng, đài sen, sóng nước, mái nhà, chậu hoa, tam giác… Phía sau mũ đính hai
dải dài 60cm, tết kiểu đuôi sam bằng len màu đỏ, trắng, đen.
-
Đai lưng (tài khoá) của thầy cúng người Kháng dài 93cm, rộng 9cm được làm
từ dải vải được ghép bởi hai lớp, lớp trong bằng vải thô màu trắng đục, lớp
ngoài bằng vải đỏ. Trên đai lưng này cũng được trang trí, thêu ghép các mô típ
hoa văn hình con rồng, đài sen, sóng nước, mái nhà, chậu hoa, tam giác…
Khi làm lễ, thầy cúng đội mũ, thắt đai lưng để tạo thèm phần ỉ inh
thiêng. Hiện nay, thầy cúng người Kháng vẫn sử dụng bộ đồ này khi hành lễ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục truyền thống
việt nam, trang
phục dân tộc