Cách dệt hoa văn trên vải lụa

    Cây mặc nưa là cây gỗ nhỏ lâu năm, họ thị. Cánh hoa trắng hay xám. Lá không lông, lúc khô màu đen. Hoa nhỏ màu vàng, có 16-24 nhị. Quả tròn, màu xanh, thường có 1 hạt. Cây có gai nhỏ, làm hàng rào tốt.

Cách dệt hoa văn trên vải lụa
 
     Thời Pháp thuộc, lái buôn người Hoa thu mua lụa trơn ở các nơi mang đến Tân Châu tinh An Giang hiện nay thuê nhuộm thành màu đen để bán. Lụa của Trung Quốc đem nhuộm đen bằng quả mặc nưa trở thành mặt hàng lãnh Mỹ A nổi tiếng ở Nam Bộ.
    Đặc biệt là, để dệt hoa văn trang trí trên vải lụa, người Khmer cũng như người Chăm ở tỉnh An Giang thực hiện kỹ thuật nhuộm ikat (Ikat là một kỳ thuật dệt theo kiểu trang trí trong đó sợi dọc và cả sợi ngang được thắt và nhuộm trước khi dệt) truyền thống và kỹ thuật nhuộm batik (có lẽ ảnh hưởng tử người Mã Lai). Tuy nhiên, loại vải nhuộm theo kỹ thuật ikat của người Khmer khác với loại vải nhuộm theo kỹ thuật ikat của người Chăm ở chỗ chúng có nhiều màu sặc sỡ hơn và phức tạp, nhất là những mảnh ikát tranh có hoa văn trang trí hình nguời, hình thú, hình nhà cửa… phỏng theo các mẫu hình trong truyền thuyết, truyện kể.
* * *
    Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ảnh hưởng không nhỏ tới việc sáng tạo và sử dụng trang phục của các tộc người trong cùng nhóm ngôn ngữ cùng với như sự giao thoa, vay mượn các yếu tố văn hoá khác nhau đã làm phong phú thêm trang phục của các tộc người.
    Kỹ thuật tạo nguyên liệu cắt may trang phục, quy trình chế biến bông, tơ tằm và dệt vải là thành quá của quá trình lao động lâu dài, phản ánh đậm nét sự ứng xứ với môi trường, điều kiện kinh tế, văn hoá tộc người, văn hoá vùng và bản sắc văn hoá địa phương.
    Kỹ thuật dệt vải, nhuộm màu, tạo hoa văn truyền thống của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên có sự tương đồng với các tộc người Nam Đảo (khung dệt khổ rộng, nền vải chủ yếu là đen hay chàm, hoa văn trang trí được hình thành ngay trong khi dệt và bố cục thành dải chạy dọc theo hai đường biên của khổ vải). Với tộc người Khmer ở khu vực Nam Bộ, kỹ thuật dệt nhuộm, tạo hoa văn truyền thống lại có sự tương đồng với người Chăm Hồi giáo (khung ngồi, hoa văn in theo kỹ thuật ikat với các mô típ hình nguời, hình thú, hĩnh nhà cửa.. .và kỹ thuật nhuộm batik).
       Là sản phẩm của nghề dệt, trang phục chính là những phương tiện vật chất được con người sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu và các hoạt động văn hoá xã hội khác; thể hiện cách ứng xử văn hoá trong mối quan hệ của con người với mồi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thoả mãn các chức năng: sinh học, xã hội và thẩm mỹ của con người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: váy dân tộc, trang phục dân tộc