Giá trị xã hội và giá trị vật chất của trang phục Môn – Khmer

     Trang phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer mang tính xã hội cao, ngoài giá trị vật chất phù hợp với  hoàn cảnh và điều kiện sống, trang phục còn thể hiện sâu sắc những giátrị văn hoá, xã hội truyềnthống mang đặc trưng văn hoá tộc người. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ, niềm tin tôn giáo và đạo đức cộng đồng. Hình tượng và nghệ thuật trang trí trên trang phục phản ánh một phần cuộc sống của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, phản ánh thế giới quan, tư duy, quan niệm và ước vọng của người dân về cuộc sống của họ. 

Giá trị xã hội và giá trị vật chất của trang phục Môn – Khmer

   Thông qua chất liệu, loại hình, đồ án và phương pháp trang trí khác nhau trên trang phục đã cho thấy nét đặc sắc trong văn hoá của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Đó là những biểu hiện và thể hiện thái độ, phương cách ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
     Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer là sản phẩm văn hoá, là biểu hiện của lối sống, nếp sống của từng tộc người. Điều này được thể  hiện trong sự phân biệt giữa trang phục ngày thường với lễ phục dùng trong hội hè, lễ tết, cưới xin. ma chay… hoặc những cách lý giải khác nhau về hình dáng, màu sắc các hoạ tiết hoa văn trên vải… Mỗi loại trang phục đều mang đặc trưng phù hợp với tâm lý, giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh hoạt. Điều đó thể hiện khả năng thích ứng, cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội mà các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer sinh sống.
     Màu sắc trang phục  của các  tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer được xử lý tinh tế và hài hoà. Bố cục các màu sáng – tối, nóng – lạnh cân đối, mang phong cách riêng và không kém phần hiện đại. Với sự kết hợp cả ba hình thức trang trí, tạo ra cho trang phục không chỉ sống động về màu sắc, mô típ hoa văn cũng rất phong phú, phản ánh thế giới quan sâu sắc của họ. Ngoài các hoạ tiết dưới dạng đường thẳng, đoạn thẳng các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer còn thành thục trong việc bố cục đồ án hoa văn hình tròn, đường cong, hình móc, hình chữ s… Những họa tiết đường cong, đường xoáy thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển như vậy tạo cho bố cục của mỗi mảng hoa văn trở nên hài hoà hơn và tránh được sự đơn điệu. Trong trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, các hoạ tiết có dạng như thế thể hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian. Nó được cụ thể hoá trong nghệ thuật trang trí dân gian của nhiều dân tộc, đặc biệt nó được biểu hiện rõ nét trong trang  phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khomwer.
     Thông qua sự biến đổi trên trang phục của các tộc ngươi nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, chúng ta thấy rõ mối giao thoa văn hoá trong tiến trình lịch sử giữa các tộc người, cấp độ  biến đổi và giao thoa trong trang phục tỉ lệ thuận với sự phát triển của đời sống kinh tế, văn hoá – xă hội. Thông qua những yếu tố giao thoa trong trang phục, cho thấy phần nào mối liên hệ giữa các thành phần cư dân trong lịch sử trên địa hến Châu Á và Việt Nam.
     Hiện nay, khi quá trình giao thoa và hội nhập trên nhiều bình điện của đời sống xã hội các tộc ngươi nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer diễn ra mạnh mẽ, trang phục tộc ngươi đang biến đổi không ngừng. Việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống trong trang phục của các tộc ngươi nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer là hết sức cẩn thiết không chỉ gắn với hoạt động của bảo tàng mà gắn với chính cộng đồng tại địa phương, có như vậy việc bảo tồn và phát huy mới bền vững và mang lại hiệu quả cao.