Sông Cầu ở phía bắc sông Hồng có 2 phụ lưu quan trọng là sông Công và
sông Cà Lồ; sông Đuống là chi lưu quan trọng nhất của sông Hồng, hằng năm vận
chuyến 27,3 tỉ m3 nước với lưu lượng trung bình 860 m3/s
cung cấp cho hệ thống sông Thái Bình.
Ở phía nam sông Hồng có sông Đà chảy qua Hà Nội ở địa phận ranh giới
huyện Ba Vì, bổ sung nước cho sông Hồng; 2 chi lưu quan trọng của sông Hồng
chảy dọc theo hướng bắc – nam là sông Đáy (từ huyện Phúc Thọ tới huyện Mĩ Đức)
và sông Nhuệ (từ huyện Từ Liêm tới huyện Phú Xuyên).
Sông Hồng chảy qua Hà Nội có thuỷ chế theo hai mùa rõ rệt. Mùa lũ thường
kéo dài 5 tháng, từ tháng VI đến tháng X, cao nhất vào tháng VIII. Trên sông
Hồng mực nước trung bình của tháng VIII lên đến 8,6 m trong khi mực nước trung
bình cả năm có 4,97 m, đặc biệt trong mùa lũ lịch sử năm 1971, mực nước cao
nhất đo được ở Hà Nội là 14,13 m (ngày 22/8/1971). Mùa cạn thường kéo dài hơn,
tới 7 tháng, từ tháng XI đến tháng V, với mức thấp nhất cả về mực nước và lưu
lượng nước vào tháng III. Trên sông Hồng mực nước trung bình của tháng III là
2,65 m.
Vào mùa lũ, mực nước sông Hồng và sông Đuống lên rất cao nên hệ thống đê
Ha Nội được xây dựng vững chắc, dài trên 150 km. Đặc biệt đoạn đê tả ngạn, hữu
ngạn sông Hồng báo vệ trực tiếp cho khu vực nội thành Hà Nội đã đượcxuống thấp
nên muốn lấy nước tưới ruộng phải xây dựng các trạm bơm để lấy nước từ dưới
sông lên. Bên cạnh đó còn có các trạm bơm tiêu nước trong đồng và nội thành ra
sông trong mùa mưa lũ như trạm bơm Săn tiêu nước ra sông Tích, trạm bơm Vân
Đình tiêu nước ra sông Đáy, trạm bơm Yên Sớ tiêu nước ra sông Hồng,…
Hà Nội có nhiều hồ, đầm, đó là các hồ Suối Hai, Đồng Mô, Đồng Quan, Quan
Sơn; đầm Vân Trì, đầm Long và đặc biệt là hệ thống hồ ở khu vực nội thành như
Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Thủ Lệ,… là những thắng cảnh của thủ
đô.
Hà Nội còn có nguồn nước ngầm khá phong phú, hiện đang được khai thác đế
đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực nội
thành.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa van dan toc, trang
phục dân tộc