Tộc người ơ Đu ở Nghệ An tuy có số lượng dân sổ ít. nhưng họ đã có thời
kì 1 vào giai đoạn phát triển cực thịnh, họ biết khai thác vàng và có nghề đúc
vàng. Nhưng dưới thời kì Cai trị của tù trưởng Châu Hạch, Châu sắc đã xảy ra
các cuộc chiểu tranh liên miên với các tù trưởng khác tộc ở trong vùng, làm cho
tộc người Ơ Đu dần bị tan rã, còn lại một bộ phận người bị đồng hoá với người
Thái.
Họ chỉ ý thức được mình có gốc là người Ơ Đu. Ở Tương Dương (Nghệ An)
hiện nay vẫn lưu truyền câu chuyện: Ngày xưa người ơ Đu sống ở lưu vực ngọn
nguồn sông Huổi Mác với cuộc sống sung túc. Một hôm tộc trưởng của họ nổi hứng
hô hào: “Ta sống sung túc rồi thì phải nem mùi khổ sở một lần cho biết”. Thế là
bao nhiêu của cải, lương thực bị khuân ra, trâu, bò bị đâm giết đều ném xuống
sông, xuống suối. Chuyện náo động đến tai Pò Then, Mường Phạn (ông trời). Hai
ông rất tức giận, ra lệnh trừng phạt người ơ Đu. Một đôi vợ chông do không nghe
theo tộc trưởng mà sống sót đã chạy theo người Khơ Mú, người Thái để tránh sự
trừng phạt của Pò Then.
Mường Phan. Từ đó, người ơ Đu sống chung với các tộc người khác, và mai
một dần tiếng mẹ đẻ. Hiện giờ ở Nga Mi (Tương Dưưng Nghệ An) chỉ còn một số cụ
già trên 60 tuổi biết nói tiếng dân tộc mình, còn lại nói tiếng Thái. Ngay cả
trong các nghi lễ cúng bái, tín ngưỡng người ơ Đu cũng dùng tiếng Thái.
Các tộc người Môn – Khmer ở vùng núi bắc Trường
Sơn:
Tộc người Bru – Vân Kiều trước kia cư trứ ở vùng Trang Lào. Sau những
biến động lịch sử xảy ra hàng thế kỉ, họ đã phải di cư đi các nơi khác. Tộc người
Bru – Vân Kiều có tiếng nói khá thống nhất với người Tà Ôi, Cơ Tu trong khu
vực. Ba tộc người này hợp thành một nhóm độc lập trong nhóm ngôn ngữ Môn –
Khmer. Tuy nhiên, do quá trình tiếp xúc tộc người nên trong vãn hoá của người
Bru – Vân Kiều mang nhiều yếu tố văn hoá Việt và Lào.
Các tộc người Môn – Khmer ở vùng nam Trường Sơn và Tây
Nguyên:
Ở vùng nam Trường Sơn và Tây Nguyên các tộc người thuộc nhóm Môn I Khmer
chiếm số lượng khá đông như Bạ Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mạ, M’nông, Hrê, Xtiêng, Giẻ
– Triêng, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm. Các tộc người này chủ yếu là cư dân bản địa hay
khu vực Đông Dương, có ảnh hưởng qua lại với văn hoá các bộ tộc Lào, văn hoá
các tộc người trong khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Một số tộc người Cơ Ho,
Mạ, Chu Ru, Raglai sống xen lẫn với nhau và chịu ảnh hưởng văn hoá Chăm.
Các tộc người Môn – Khmer ở vùng đồng bằng Nam Bộ
Vùng đồng bằng Nam Bộ là địa vực cư trú của người Khmer. Họ chiếm tới 8%
số dân trong vùng, cư trá độc lập hoặc xen cư với người Hoa, người Chăm và người
Kinh trong vùng- Người Khmer từ lâu đời đã có sự phát triển khá mạnh về kinh tế
văn hoá, xã hội so với các dân tộc khác trong nhóm. Các chùa của người Khmer
được xây dựng công phu, nó vừa là trường học dạy chữ, dạy người vừa là trung
tâm văn hoá.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/thu-cong-nghiep-va-giao-thong-van-tai.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
váy dân tộc, trang
phục dân tộc