Qua nghiên cứu. chúng tôi có một số kiến nghị như sau :
Thứ nhất, Bảo tảng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhanh chóng triển
khai những đợt sưu tầm bổ sung tài liệu về nghề dệt và trang phục các tộc người
nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.
Thứ hai, nhiều bộ trang phục truyền thống tộc người không còn nữa,
trường hợp không thể sưu tầm nguyên gốc, nên đặt các nghệ nhân phục chế nguyên
bản. Có như vậy, trang phục tộc người mới được bảo tồn và lưu giữ cho muôn đời
sau.
Thứ ba, đối với các mẫu trang phục và mô típ hoa văn đẹp trên trang
phục của mỗi tộc người nhóm Môn – Khmer, Bảo tàng cần mời nghệ nhân truvền dạy
và ghi chép cụ thể.
Xây dựng sưu tập trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn –
Khmer để hệ thống hoá, bảo quản tốt và xuất bản, giới thiệu với công chúng tham
quan bảo tàng cũng như với các độc giả yêu thích văn hoá dân tộc cũng là công
việc cần kíp để giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.
Trải qua quá trình đi cư, sinh tụ lâu dài trong những điều kiện tự
nhiên và xà hội riêng, các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer đã tạo dựng nên
đời sống văn hoá xã hội rất đặc sắc và phong phú. Trong kho tàng văn hoá đa
dạng ấy, trang phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer là một thành tố
quan trọng, là những sản phẩm sáng tạo góp phần vào việc duy trì và phát triển
đời sống tộc người.
Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm ra trang phục
cho bản thân và gia đình. Do điều kiện canh tác du canh du cư trong suốt thời
kỳ dài, kinh tế tộc người còn khó khăn, nên các tộc người nhóm ngôn ngữữ Môn –
Khmer không tích luỹ được số lượng của cải vật chất lớn. Với họ, trang phục
được coi là tài sản quý, có ý nghĩa xã hội, đạo đức, tâm linh đặc biệt. …
Đọc thêm tại: