- Túi đeo (rưa jạ) là đồ dùng khi đi
chợ, đi chơi và là vật trang điểm của phụ nữ Khơ Mú. Túi được khâu bằng vải sợi
bông tự dệt, để mộc, không nhuộm, viền mép bằng chỉ màu. Túi hình chữ nhật rộng
33 cm, quai dài 40 cm. Túi gồm 2 lớp, được ghép từ 3 khổ vải khác nhau. Khổ
giữa kéo dài từ miệng túi bên này sang miệng túi bên kia, hai khổ vải bên cạnh
vừa là thân túi cũng đồng thời là quai túi.
- Đồ trang sức: Phụ nữ Khơ Mú ít đeo
đồ trang sức trong dịp thường ngày, chỉ những gia đình khá giả, chị em mới đeo
thêm xà tích hay vòng cổ được gia công đơn giản, chủ yếu là kiểu dáng tròn và
dạng dây xích, ít chạm hoa văn.
Trâm cài tóc được coi là đồ trang sức phổ biến của chị em. Tuy người Khơ
Mú không có tục tằng cẩu như phụ nữ Thái, song họ dùng trâm cài vào búi tóc đế
đội khăn. Trâm được làm từ một thanh kim loại tròn hình kim, dài 12,5 cm, một
đầu nhỏ nhọn, một đầu to mài nhẵn có gắn một đồng tiền bạc (nay gắn với đồng xu
hay mảnh kim loại tròn).
Bộ trang phục thường ngày của phụ nữ Khơ Mú ở huyện Kỳ
Sơn tỉnh Nghệ An
Không dệt được vải đẹp, người Khơ Mú ở Kỳ Sơn Nghệ An rất ưa dùng các
loại vải dệt thủ công của một số dân tộc khác như Thái, Lào để cắt may trang
phục. Với bàn tay khéo léo, họ đã mua vải vé tự cắt may y phục hoặc mua quần áo
may sẵn về thêu, đính hoa văn. Trong quá trình cắt may, thêu thùa trang phục họ
đã “thổi” được “hồn” của văn hoá tộc người vào từng đường thêu mũi chỉ của
mình.
Vải dệt và trang phục của phụ nữ Thái ở Nghệ An có nhiều điểm khác biệt
so với sản phẩm dệt của phụ nữ Thái ở Tây Bắc, về cấu tạo, kích thước, hoa văn
hay các chi tiết nhỏ như đường viền, hàng cúc, tua trang trí…
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa van dan toc, trang
phục dân tộc