Để làm thành sợi chỉ, người ta xé dọc thớ xơ cho nhỏ đều nhau, dùng hai sợi xơ đặt ngang đùi, dùng tay miết trên đùi, lăn cho hai sợi xơ xoắn lại, chúng sẽ tự vận vào nhau thành sợi chỉ. Ngày nay, việc dùng chỉ vỏ cây là rất hiếm bở đồng bào không đùng vỏ cây đế mặc nữa.
Cách làm vải vỏ cây
Để có vải vỏ cây, trước tiên người ta chọn những tấm xơ có chiều dọc đều nhau, dùng hai tay xoa cho mềm sợi và tách xé các đoạn sợi ra, sau đó đặt lên đùi lăn đi lăn lại và.xe thành sợi chỉ đôi. Khi dệt vải, người ta chỉ cần trải tấm xơ vỏ cây trên một mặt phẳng, dùng tay vuốt đều để từng tấm xơ có độ dày, mỏng đều nhau, dùng kim bằng xương hay bằng tre dùi lỗ và đan chỉ vỏ cây theo kiểu lóng mốt giống như kỹ thuật dệt vải thủ công. Khi khâu, người ta phải tính sao cho mũi chỉ đường kim đều đặn, tạo ra những tấm vải có độ dày đều và đẹp. Có lẽ cách đan dệt vải vỏ cây là tiền thân của kỹ thuật dệt ở vùng đông Trường Sơn. Tuy nhiên, ở một số nơi đã không tiến tới phát triển nghề dệt trang phục từ vải vỏ cây lên vải dệt bằng sợi bông mà ở đó nghề dệt không phát triển. Vì vậy, mới có hiện tượng một số tộc người đã phải mua vải dệt từ cư dân khác trong vùng về cắt may trang phục.
Cách làm trang phục từ vải vỏ cây
Qua khảo sát người Giẻ-Triêng ở Đăk Glei, Ngọc Hồi (Kon Tum), người Xơ Đăng (nhánh Mơ Nâm, Cà Dong) ở vùng đông Trường Sơn thuộc huyện Kon Plông (Kon Tum), người Rơ Măm ở huyện Sa Thầy (Kon Tum), người M’nông ở huyện Lắk (Đăk Lăk)…. chúng tôi đều được nghe họ nói rằng, trước kia họ đã sử dụng rất nhiều y phục (váy, khố, áo), tấm choàng, tấm đắp bằng vỏ cây. Đàn ông quấn khố, đàn bà mặc váy, trời lạnh họ dùng thêm tấm chăn để đắp và tấm choàng quấn quanh người.