Dân sô và nguồn lao động của Hà Nội

     Số dân Hà Nội năm 2009 là 6.472,2 nghìn người, về mặt số dân, Hà Nội đứng thứ hai trong số 63 tỉnh, thành phố cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh – 7.165,2 nghìn người). Hà Nội ngày nay bao gồm 1 thị xã, 10 quận, 18 huyện với 577 xă, phường, thị trấn. (Bảng 1).

Dân sô và nguồn lao động của Hà Nội
 
     Hà Nội hiện có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình củacả nước. Trong khi mức gia tăng tự nhiên của cả nước hiện nay là 1,2% thì Hà Nội là 1,27%. Các quận, thị xã có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, còn ở các huyện mức gia tăng cao hơn một chút. Các huyện có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao là Mê Linh (1,59%), Thanh Oai (1,55%), Đông Anh (1,52%), Quốc Oai (1,52%),…
     Hằng năm có khoảng trên 300 nghìn người di cư vào thành phố (5%), trong đó chủ yếu vào khu vực nội thành Hà Nội tạo nên nguồn gia tăng cơ học đáng kể cho số dân Hà Nội. Nguồn gốc nơi xuất cư phần lớn từ các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trình độ nghề nghiệp và học vấn của người di cư vào Hà Nội khá cao và họ di cư đến Hà Nội vì lí do kinh tế, học tập, gia đình (kết hôn, hợp lí hoá gia đình,…) và nhiều lí do khác.
     Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động cúa Hà Nội vào khoảng 4.310,5 nghìn người, trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng gần 3,4 triệu người, chiếm 76,3% tổng nguồn lao động. Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kì công nghiệp hoá của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một bước quan trọng để phát triến kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân, hạn chế những tiêu cực trong xã hội.
     Chất lượng nguồn lao động của Hà Nội vào loại cao nhất cả nước, về trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 27% (năm 2009). Đến nay, thủ đô Hà Nội đã có một đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ tương đối lớn, chiếm 26% tống số lao động kĩ thuật có trình độ và tay nghề cao của cả nước và 10% tổng số lao động đang làm việc thường xuyên. Hà Nội trung nhiều các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các viện nghiên cứu với các trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất cả nước.
     Cơ cấu lao dộng theo khu vực kinh tế của thành phố có sự chuyến dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, đến năm 2009, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản của Hà Nội vẫn chiếm 31,4%, lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng là 27,7%, còn trong khu vực dịch vụ là 40,9%.