Quy trình tạo vải, cắt may y phục của người Khmer

    Với kỹ thuật đảo tách sợi như vậy, thực chất quá trình dệt là quá trình đan sợi tạo hoa văn, nhờ một chiếc lông nhím chứ không phải dùng thẻ tre định dạng như cách dệt hoa văn của các cư dân Tày, Nùng phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, các đồ án hoa văn mà họ tạo ra bao giờ cũng có nét thẳng và gãy góc, kể cả hình tròn cũng tạo dưới dạng lục giác hay bát giác có góc gãy. Mô típ hoa văn trên sản phẩm dệt của họ tuy không phong phú, đa dạng về chủng loại, song thể hiện cả thiên nhiên, vũ trụ như hình kỷ hà, hình mặt trời, hình hoa, lá, hình người; thậm chí, thể hiện cả sự phát triển của cuộc sống thời đại mới như hình máy bay chẳng hạn. Kỹ thuật dùng màu đều thống nhất cách dùng nền đen làm chủ đạo, lấy nền đỏ tạo sự tương phản; nền xanh, trắng, vàng chỉ mang tính chất tô điểm. Vì vậy sản phẩm y phục vừa mang chất khoẻ khoắn của cư dân Tây Nguyên, vừa phản ánh sự sáng tạo, biến hoá trong từng đồ án, hoa văn đơn giản nhưng không nhàm chán.

Quy trình tạo vải, cắt may y phục của người Khmer
 
    Có thể nói, cách sử dụng và bố cục màu trên khung dệt của các tộc người nhóm Môn – Khmer ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên với các gam màu đen, đỏ, trắng đã tạo ấn tượng mạnh mẽ. Hoạ tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, âm dương, trời đất, lấy thiên nhiên làm hình mẫu. Trên nền đen là những hoa văn phản ánh nét văn hóa truyền thống và sinh hoạt hàng ngày của cư dân nơi đây. Thông qua hoạ tiết hoa văn trên vai, với những gam màu tươi sáng rực rỡ trên nền đen, thể hiện ước mơ, khát vọng ngàn đời. Mỗi màu sắc lại có tiếng nói riêng: màu đen tượng trưng cho đất rừng trù phú, màu đỏ thể hiện khát vọng và tình yêu.
Quy trình tạo vải, cắt may y phục của người Khmer
    Người Khmer trước đây vừa trồng bong, kẻo sợi, dệt vải vừa trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa. Gia đình người Khmer nào cũng có khung dệt và cô gái Khmer nào cũng biết dệt. Nghề này đã phát triển khá phổ biến trên địa bàn Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XIX và nở rộ vào những năm đầu thế kỷ XX với sự xuất hiện của nhiều nhà tằm ở Sài Gòn, Tân Châu (huyện Tân Châu tỉnh An Giang), nhà Bàng (huyện Tịnh Biên lúc đó thuộc tỉnh Châu Đốc, nay là tinh An Giang)… Sau năm 1954, nghề thủ công này ngày càng mai một lần hồi trong cộng đồng người Khmer nói chung, song vẫn còn tồn tại và tiến triển ở người Khmer ở Châu Đốc, An Giang. Đại đa số người Khmer ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) và huyện Tịnh Biên lúc đó vẫn còn may mặc trang phục truyền thống (săm pốt, sà rông) chứ chưa sử dụng trang phục của người Kinh như bây giờ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoa van dan toc, trang phục dân tộc