Tuy không biết dệt vải, hoặc chỉ dệt vải khổ hẹp, nhưng các tộc người
Môn – Khmer phía Bắc cũng có kinh nghiệm trong việc nhuộm chàm và chế tác màu
từ các nguyên liệu chiết xuất từ cây cỏ có trong thiên nhiên. Họ trồng cây chàm
và chế biến cao chàm để nhuộm vải. Nhuộm màu đỏ thì dùng cánh kiến đỏ, màu vàng
được chế từ quả mắc nho, màu nâu từ quả mắc bâu…
Bên cạnh đó, họ rất giỏi cắt, khâu, thêu thùa, trang trí để tạo nên
những bộ y phục mang bản sắc tộc người. Giỏ đựng kim chỉ để cắt khâu, thêu thùa
trang phục cũng khá quan trọng đối với phụ nữ các dân tộc Khơ Mú, Mảng, Kháng,
Xinh Mun. Trước đây, với họ, khâu vá, thêu thùa là một trong những tiêu chuẩn
để đánh giá tài năng, đức hạnh của người con gái. Chính vì vậy khi đến tuổi
trưởng thành mỗi phụ nữ đều phải tự đan cho mình một chiếc giỏ đựng kim chỉ để
thêu thùa, may vá y phục. Giỏ đựng kim chỉ của phụ nữ Mảng gọi là lặp phà
kha, phụ nữ ngưỡng của đồng bào, trong cây bông có Thần Bỏng – một vị
thần tượng trưng cho phồn thực – trú ngụ. Thêm vào đó. do điều kiện khí hậu
không mấy thuận lợi, nên trước khi gieo hạt và khi thu hoạch bông mỗi tộc người
thường thực hiện những nghi lễ khác nhau. Chẳng hạn, trước khi gieo hạt bông,
người Giẻ-Triêng thường làm lễ cúng Giàng và làm phép ngậm nước phun cầu cho
mưa thuận, gió hòa, bông nẩy mầm đều, phát triển nhanh. Lễ gồm một con gà (yer),
một ghè rượu (che nhai) một ít nước (đăk), hai que lồ ô (một que
vót 6 búi tua, một que có 12 búi tua) tượng trưng cho những bông lúa và một ống
đựng nước để cúng tại nhà và tại rẫy. Lễ ở nhà tiến hành lúc 4 giờ sáng. Người
chủ nhà ngậm nước, phun ra sân, đồng thời vỗ tay ba lần với ý nghĩa cầu cho mưa
thuận gió hoà, cho hạt bông mau nảy mầm. Lễ ở rẫy do người đàn ông chủ trì. Ông
ta đóng khố, khoác tấm choàng, cắm que lồ ô có 6 búi tua nhỏ hướng về phía Tây,
dùng tay lấy nước trong ống lồ ô vẩy 6 lần với ý nghĩa xua đuổi những xui xẻo
của năm cũ khuất theo phía mặt trời. Sau đó, chủ nhà cắm tiếp que lồ ô có 12
búi tua về hướng Đông, dùng tay lấy nước trong ống lồ ô vẩy 12 lần với ý nghĩa
cầu cho bông, lúa, ngô, được xanh tốt. Sau khi kết thúc lễ cúng trên nương lúc
trời vừa rạng sáng, người chồng dùng gậy chọc lỗ, người vợ trỉa hạt. Hết ngày
về nhà, hai vợ chồng nấu một nồi cơm để mỗi người ăn một miếng và nếm một ít
rượu ghè cầu mong cho bông tốt.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/nguoi-nhom-mon-khmer-o-phia-bac-trong.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
váy dân tộc, trang
phục dân tộc