Ở Tây Bắc, người Khơ Mú được coi là cư dân đầu tiên khai phá vùng lòng
chảo Tây Bắc, họ đã sáng tạo nên mại nhà hình mai rùa, ở hai đầu hồi có gắn
khau cút. Bên cạnh người Khơ Mú thì người Kháng, người Xinh Mun cũng ở nhà sàn
như người Thái Đen. Việc bố trí cầu thang, các gian sinh hoạt trong gia đình
cũng có nhiều điểm giống nhà người Thái Đen.
Ở vùng miền Trung, Trường Sơn và Tây Nguyên, đồng bào nhóm Môn – Khmer cư
trú trong những ngôi nhà dài, mỗi gian là một gia đình nhỏ. Kiến trúc nhà
mang đặc trưng kết cấu khung cột, không có vì kèo. Trong kết cấu kĩ thuật, cột
không liên kết trực tiếp với xà ngang mà liên kết trực tiếp với xà dọc. Do vậy,
bộ khung nhà lấy liên kết dọc là chính, sự liên kết giữa cột với xà dọc hợp
thành liên kết ba chiều. Chính từ đặc trưng này làm cho ngôi nhà mang sắc thái
riêng độc đáo, do không có vì kèo nên liên kết giữa mái với khung nhà là hai bộ
phận hợp thành ngôi nhà đài. Mái nhà được làm riêng dưới đất rồi úp lên khung
nhà. Bộ khung nhà với hai hàng cột cũng là một đặc trưng của kết cấu kỹ thuật,
kết câu này làm cho nhà ở đây phát triển theo chiều dài Khi số hàng cột tăng sẽ
làm cho nhà dài thêm, thích hợp với kiểu cư trú của các gia đình lớn.
Mỗi bản làng Tây Nguyên thường có vài chục nóc nhà quần tụ quanh nhà
rông. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, kiến trúc làng ban và nhà cửa cũng có đôi chút
khác biệt. Các tộc người cư trú tại miền núi khu vực miền Trung làng thường
được xây dựng theo lối phòng thủ. Làng có dáng hình tròn, hình vành khăn, hình
chữ nhật. Các ngôi nhà bao quanh lấy ngôi nhà rông ở giữa. Tuy vậy, nhà ở của
một số tộc người khu vực miền Trung cũng không hoàn toàn đồng nhất. Chẳng hạn,
nhà ở của người Vân Kiều là nhà nhỏ của tiểu gia đình phụ quyền, nhưng người Tà
Oi, Cơ Tu lại tồn tại khá phổ biến ngôi nhà dài. Nhà dài có hai loại: Nhà dài
lớn và nhà dài nhỏ. Nhà dài lớn có hành lang ở giữa và các gian nhỏ ở
hai bên, phòng khách ở giữa nhà, cầu thang ở hai bên đầu hồi. Nhà dài
nhỏ, là loại nhà phổ biến, nhà thấp, hẹp lòng, xây cất thô sơ. Ớ khu vực nam
Tây Nguyên và vùng đông Nam Bộ lòng nhà mở rộng, xuất hiện hai hàng cột bên ở
vị trí hai hàng vách dọc. Đặc trưng của ngôi nhà truyền thống ở vùng này là
hình thức xây cất kho thóc: người M’nông, Mạ làm kho thóc ở trung tâm mỗi căn
hộ của ngôi nhà, phía dưới là bếp lửa của mỗi gia đình.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/nha-o-cua-nhom-nguoi-ngon-ngu-mon-khmer.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
hoa van dan toc, trang
phục dân tộc