Cách chế biến vỏ cây


    Theo lời kể của ông A Lúp, người Xơ Đăng và một số người cao tuổi dân tộc Gié-Triêng, M’nông: khi chọn cây loong mo (tiếng Xơ Đăng), cây roong (tiếng Giẻ-Triêng), cây sỉ tí (tiếng M’nông) phải chọn cây không già quá và cũng không non quá.      Hạ Gây xong, người ta chặt từng khúc đài vừa ý, dùng gậy đá hoặc khúc gỗ gõ đập quanh thân cây cho vỏ bong ra, dùng dao rạch theo chiều dọc mỗi mảng rộng từ 3 – 5cm để tước, rồi bóc lấy vỏ. Trong quá trình bóc vỏ, người ta cố gắng tạo ra những mảnh vỏ đều đặn, càng to càng tốt để đỡ phải khâu khi may áo, chăn, khố. vỏ tước xong họ cuộn lại bỏ vào gùi rồi mang về nhà.

Cách chế biến vỏ cây

Chế biến vỏ cây
    Tuỳ từng dân tộc, từng nhóm địa phương và tùy từng loại cây, có cách xử lý khác nhau trong công đoạn chế biến vỏ cây. Đối với vỏ cây roong đồng bào Giẻ-Triêng thường phơi vỏ dưới trời nắng cho rút nước, dùng dao lột vỏ ngoài để lấy phần trong (phần bụng) của vỏ cây. Mỗi vỏ như vậy lột thành bốn lớp mỏng, lột xong tước thành sợi nhỏ đưa vào xa kéo sợi xe thành sợi rồi cuốn thành cuộn. Khi đã có sợi, họ nhuộm và hấp sợi cho mềm để giữ được màu tự nhiên. Do sợi vỏ cây khi nhuộm thường hay bị phai màu nên bà con ít nhuộm mà để theo màu tự nhiên. Ngoài tạo sợi dệt vải, bà con dân tộc Giẻ vùng Đăk Bìô huyện Đăk Giây còn dùng vỏ cây loong nhui (trước đây cũng như bây giờ) để đan tấm phơi lúa, bện dây gùi và các loại dây nhỏ để đeo theo suốt lúa.
    Đối với người Xơ Đăng, khai thác vỏ cây xong, người ta dùng dao cạo lớp vỏ bì mỏng, tách bóc từng tấm vỏ cây, sau đó dùng tay dập cho nát lớp vỏ, rồi đem ngâm trong nước 3-5 ngày, thậm chí lâu hơn cho sợi mềm thêm và khử độc (nếu loại cây có nhựa độc), cuối cùng mới vò và giặt sạch để còn lại lớp xơ cần lấy, đem phơi khô để làm nguyên liệu dệt vải.
   Nhóm Xơ Đăng Mơ Nâm lại có cách xử lý sợi vỏ cây khá đặc biệt. Sau khi lột được vỏ cây, họ đem về luộc trong nước sôi rồi mới đập để tách lớp sợi. Sau đó họ đập và vò cho lớp xơ mềm, xốp để dễ chế tác. Những tấm sợi vỏ cây có thể được dùng thẳng vào việc tạo trang phục hay tách thành sợi. Cho đến nay mới chi thấy nhóm người này dùng biện pháp luộc khi chế tác sợi vỏ cây, làm cho lớp vỏ cây mềm, dai.
   Bước phát triển cao nhất của kỹ thuật chế biến sợi – với vó cây có thể thấy ở người Ba Na ở phía đông Kon Turn. Họ khai thác vỏ cây tơ nung đem ngâm nước, rồi giã bằng cối chày, sau đó làm sạch, phơi khô, rút xơ ra, xe thành sợi chỉ để dệt.