Đặc trưng trang phục của người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer

     Mặc dù có sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội…, nhưng do có sự độc lập tương đối nên trang phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer nhìn chung vẫn bảo tồn được các yếu tố truyền thống, thể hiện tính thống nhất nhưng lại có đặc trưng riêng. Sự thống nhất đó được biểu hiện ở chất liệu trang phục chủ yếu vẫn lả sợi bóng: các khâu pháp thuật, dệt, thêu chấp ghép, cắt may và cách thức sử dụng trang phục vẫn tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các yếu tố truyền thống. 

Đặc trưng trang phục của người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer
 
     Hiện nay, nguyên liệu bóng truyền thống của trang phục đang được thay thế bằng sợi bóng hay len công nghiệp. Sự biến đổi này là tất yếu vì con ngưới sẽ ngày càng hướng tới sự tiện dụng và năng suất lao động cao. Kéo theo đó, trang phục tộc người nhanh chóng biến đổi theo hướng tiện ích và xu thế chung của xã hội. Sự thống nhất thể hiện trong cách tạo dáng và trang trí chi tiết trên trang phục theo từng vùng cư trú. Phía Bắc, trang phục của 5 tộc người Khơ Mủ, Màng, Kháng, Xinh Mun, ơ Đu có sự giao thoa mạnh mẽ với văn hoá Thái. Tuy nhiên chiếc áo cóm của phụ nữ Khơ Mú vẫn độc đáo với hàng khuy bạc hình chữ nhật vả hoa văn hình mặt trời làm trung tâm. Nó phảng phất quan niệm của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á cổ đại với hình tượng trời tròn đất vuông. Trang phục phụ nữ Mảng độc đáo bởi cách trang trí búi tóc hình cây dừa trên đinh đầu và chiếc tạp dề trắng thêu hoa văn quấn ngang ngực tới bắp chân. Trang phục phụ nữ Kháng hay Xinh Mun tạo ra nét đặc biệt bởi số lượng cúc khác so với người Thái và hàng chỉ màu hai bên áo, thêm vào đó là chiếc áo dài truyền thống được trang trí rất nhiều hoa văn mặc trong ngày cưới, ngày lễ hay lúc qua đời. Trang phục 15 tộc người Môn – Khmer ờ khu vực miền Trung – Tây Nguyên thống nhất trong cách cất may, tạo dáng trang phục, và các băng hoa văn ngang trang trí trên áo váy, các băng hoa văn dọc và trang trí đan tết trên hai đầu khố. Song mỗi tộc người lại có cách trang trí rất khác nhau. Ví dụ như trang trí dệt cườm chì của phụ nữ các tộc người Tà Ôi, Cơ Tu; trang trí dệt hoa văn hình học, hình động vật, hình người bằng các màu trên nền vải trắng của ngươi Mạ, Cơ llo vã Chơ Ro… Tất cả những trang trí đó làm nên nét  đặc trưng trong sự thống nhất của trang phục các tộc người Môn Khmer ở khu vực phía Bắc và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Riêng trang phục tộc người Khmer Nam Bộ, bên cạnh các đặc điểm riêng trong trang phục thường ngày, trang phục cô dâu và lễ hội, yếu tố tôn giáo đã ảnh hưởng trực tiếp tới trang phục tộc người. Chính tính nguyên tắc theo quy định của Phật giáo Tiểu thừa đã góp phần cho sự bất biến của loại trang phục dành cho các chức sắc tôn giáo. Ngoài trang phục tôn giáo, trang phục trong nghệ thuật dân gian của người Khmer cũng không ngưng biến đối theo xu hướng biến đổi chung của xã hội.