Người nhóm Môn – Khmer ở phía Bắc trồng bông, dệt vải


    Trang phục bằng vải vỏ cây tuy không tiện lợi và không đẹp như vải dệt, nhưng khá thích hợp với điều kiện hoạt động trong môi trường rừng núi. Khi đi rừng săn bắn, đi phát rẫy… áo vỏ cây có thể chống chọi với gai góc và cây cối rậm rạp tốt hơn, dùng bền hơn áo thông thường (độ bền của trang phục vải vỏ cây khoảng từ 2 năm đến 5 nãm tùy thuộc vào loại sợi vỏ cây và kỹ thuật chế tác, sử dụng, vấn đề vệ sinh thường nhật).

Người nhóm Môn – Khmer ở phía Bắc trồng bông, dệt vải

    Sống giữa môi trường rừng núi, trong hoàn cảnh phải tự làm ra y phục, ở con người hình thành tập quán sử dụng vải vỏ cây. Đó không chỉ là cách ứng xử của con người với thiên nhiên mà còn là thành tựu văn hoá của một thời kỳ lịch sử. Có thể nói vải vỏ cây cũng là một loại nguyên liệu quan trọng, thể hiện trình độ văn minh của loài người thủa xưa.
    Hiện nay, chỉ còn lại một số tộc người như Ba Na, Giẻ- Triêng, Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum, người M’nông tỉnh Đăk Lãk, Đãk Nông còn biết và nhớ về nghề dệt vải vỏ cây thủ công truyển thống. Tuy nhiên, duy trì dệt vải vỏ cây là việc làm rất hiếm thấy trong các tộc người hiện nay. Kế thừa kỹ thuật dệt cổ xưa, phụ nữ các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer đều biết trồng bông, dệt vải.
QUY TRÌNH TRỔNG BÔNG, NHUỘM MÀU, DỆT VẢI
    Trong quá trình nghiên cứu, điền đã để tìm hiểu quy trình trồng bông, dệt vải, nhuộm màu của người Kháng, Khơ Mú, Mảng, ơ Đu, Xinh Mun cư trú ở vùng Tây Bắc Việt Nam, chúng tôi thấy cả 5 tộc người này không có truyền thống trồng bông dệt vải. Trong vài chục năm trở lại đây, một số gia đình có học hỏi cách dệt vải của người Thái, Lào, Lự… nhưng cách làm của họ cũng kém hiệu quả, vải làm ra với số lượng ít, chủ yếu là vải thô dùng làm khăn, túi đeo và những đổ dùng lặt vặt trong gia đình… Một số gia đình có trồng bông nhưng không dệt vải mà đem bán hoặc đổi vải với các dân tộc khác. Chủ yếu họ mua vải ở chợ về cắt khâu, thêu thùa theo ý thích của mình. Họ thường mua màu nhuộm tại chợ của người Thái, Lào, Lự… gần đây mua màu do Trung Quốc sản xuất.
    Bộ khung dệt loại vải khổ hẹp dùng để may túi của phụ nữ Khơ Mú khá đơn giản, chỉ có một số bộ phận như: bộ dụng cụ (toông jịa) làm bằng trúc; bộ dụng cụ rực jộc làm bằng trúc và sợi; thoi (thùu) làm bằng tre; 3 thanh lõi cuộn vải (bâuyếch) làm bằng gỗ…