Chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế bổ trợ quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của các tộc người nhóm Môn – Khmer từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, do điều
kiện môi trường tự nhiên thuận lơi nên chăn nuôi đại gia súc được phát triển
nhiều ở miền Trung và Tây Nguyên, trong đó trâu được nuôi nhiều nhất ở bắc Tấy
Nguyên. Mỗi hộ gia đình ở đây thường nuôi vài ba con, CÓ nhà nuôi nhiều hàng
chục con. Trâu được coi là tài sản quan trọng, sổ lượng trâu được coi là tiêu
chí đánh giá giàu nghèo trong xã hội. Ngựa được nuôi chủ yếu ở tỉnh Gia Lai,
nơi cư trú của người Ba Na và được sử dụng trong săn bắn, vận chuyển. Voi cũng
được đồng bào M’nông thuần dưỡng và chăn nuôi để lấy sức kéo và trở thành tài
sản quý của mỗi gia đình. Trước đây tỉnh Đăk Lăk là nơi cung cấp voi cho toàn
Đông Dương.
Chăn nuôi gia súc của các tộc người nhóm Môn – Khmer chủ yếu theo lối thả
rông, tối đến mới lúa về chuồng.
Các loại gia cầm như lợn, gà… được các tộc người nhóm Môn – Khmer từ Bắc
đến Nam chăn thả, chúng thường được sử dụng làm vật hiến sinh trong các lễ nghi
tôn giáo và trao đổi hàng hoá, cải thiện đời Việc hiến sinh gia sức, gia cầm
một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, mặt khác cải thiện nhu cầu ấm thực trong
các dịp sinh hoạt cộng đồng như lễ tết, hội hè, cúng bái, cưới hỏi, vào nhà
mới…
Kinh tế tự nhiên
Săn bắt, đánh cá, hái lượm có vị trí khá quan trọng trong cuộc sống
thường nhật của các cư dân nhóm Môn – Khmer. Săn bán khổng chỉ nhằm mục đích
bảo vệ mùa màng mà còn chứng tỏ sức khoe, lòng dũng cảm của các chàng trai để
được mọi người kính trọng. Tộc người M’nông, Xtiêng nổi tiếng về săn voi, người
Ba Na săn bò tót, người Xơ Đăng, Giẻ-Triêng săn các muông thú ở núi đá vôi. Vào
mùa nương rẫy họ săn lợn rừng, gấu để bảo vụ mùa màng. Đồng bào thường có hai
hình thức săn là săn cá nhân và săn tập thể.
Hái lượm chỉ là nguồn bổ sung thực phẩm hàng ngày. Đồng bào thu nhặt các
loại cây có CU, cây thuốc, cây ăn quả, cây làm thuốc độc, các loại lâm thổ sản
để làm lương thực, thực phẩm và trao đổi.
Đọc thêm tại: http://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/su-dung-at-e-canh-tac-cua-ong-bao-nhom.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
trang phục truyền thống
việt nam, trang
phục dân tộc