Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội hiện nay tương đối cân bằng, số
nữ nhiều hơn số nam một ít. Trung bình toàn thành phố cứ 100 nữ thì có 97 nam,
hay tỉ số giới tính là nam giới chiếm 49,3% và nữ giới chiếm 50,7% tống số dân.
So với vùng đồng bằng sông Hồng thì cơ cấu giới tính của Hà Nội cao hơn (96,7)
song thấp hơn một chút so với cá nước (98,1 ).
Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009, số người dưới 15 tuổi chiếm 23,0%, số người thuộc nhóm tuối từ 15 –
59 là 66,6%, còn số người từ 60 tuối trở lên là 10,4%. Như vậy, cơ cấu tuổi của
dân số Hà Nội đang có xu hướng già hoá, số trẻ em ít đi và số người già ngày
càng tăng lên, nguồn lao động tương đối dồi dào. Có thể coi đây là một lợi thế
đối với việc phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nhưng mặt khác cũng là một
trở ngại lớn trong việc sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Hà Nội là địa bàn cư trú của người Kinh (chiếm khoảng 99%), ngoài ra còn
là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em khác, chủ yếu là người Mường (tập
trung tại các huyện Ba Vì, Mĩ Đức, Quốc Oai), người Tày, người Nùng, người Dao
và một số dân tộc ít người khác. Môi dân tộc đều có những bản sắc riêng về
phong tục tập quán, tín ngưỡng và kinh nghiệm sản xuất.
Phân bố dân cư
Hà Nội có mật độ dân số trung bình là 1 .935 người/km2 (trong đó mật độ
trung bình các quận, thị xã là 7.447 người/km2, riêng các
quận nội thành của Hà Nội cũ là 11.950 người/km2, còn quận Hà Đông là 4.797
người/km và thị Xã Sơn Tây là 1.110 người/km2, mật độ ở các huyện là 1.309
người/km2). Mật độ này cao gấp 7.4 lần so với mức trung bình của cả nước, gấp
1.5 lần mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí
Minh.Dân cư thành phố Hà Nội phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Ö
các quận nội thành cũ cúa Hà Nội, dân cư tập trung cao độ, trên một cây số
vuông có tới trên 3,7 vạn người sinh sống như quận Đống Đa, 2,8 – 2,9 vạn người
như quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Các quận nội thành là nơi tập trung các cơ
quan, nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng, chợ, các khu vực buôn bán. Đây cũng là
nơi tổ chức, quản lí, điều hành hệ thống kinh tế – xã hội của toàn thành phố.
Các huyện có mật độ dân số trung bình thấp hơn các quận, thị xã tới 5,7
lần, thậm chí có nơi tới hơn 60 lần. Ví dụ, mức độ chênh lệch về mật độ dân số
của các huyện Ba Vì, Mĩ Đức so với quận Đống Đa tương ứng tới 64,5 và 42,0 lần
(năm 2009). Giữa các huyện, nơi có mật độ cao nhất là huyện Từ Liêm (5.240
người/km2), so với Ba Vì nơi có mật độ thấp nhất (583 người/km2) mức chênh lệch
cũng tới 9 lần.
Sự phân bố dân cư không đồng đều phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên (địa
hình, đất đai, nguồn nước,…) và các nhân tố kinh tế – xã hội (lịch sử phát
triển, vị trí địa kinh tế – chính trị, sự phát triển của nền kinh tế,…). Điều
này có ảnh hướng rất lớn tới việc bố trí lao động, giải quyết việc làm, mở mang
ngành nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống, nơi cư trú và tác động xấu
đến môi trường sinh thái (nước sạch, nhà ở giao thông, rác, nước thái,…).
Trên địa bàn toàn thành phố hiện có hai loại hình cư trú chủ yếu là
thành thị và nông thôn và thành,thị chiếm 42’3% tổng số dân, còn số dân nông
thôn chiếm 57 7% số dân là dân thành thị, ở thị xã Sơn Tây là 53,4% với chức
năng chủ yếu là hành chính – chính trị, thương mại, dịch vụ, sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đây cũng là nơi tập trung các viện nghiên cứu,
các trường đại học, cao đắng và dạy nghề; là nơi đặt trụ sớ của các cơ quan
Trung ương cúa Đảng, Nhà nước và thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội, các
cư quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động
đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.
Hà Nội có 22 thị trấn ở 18 huyện với chức năng chủ yếu là đầu mối giao
thông, hạt nhân kinh tế, trung tâm văn hoá, hành chính, chính trị của huyện. Tỉ
lệ dân thành thị cúa nhiều huyện còn rất thấp. Các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức,
Thạch Thất, Thường Tín và Mĩ Đức có tỉ lệ dân thành thị chí dưới 4% (riêng
huyện Sóc Sơn chỉ có 1,4%). Có 3 huyện với tỉ lệ dân thành thị từ 12%
đến gần 15% là Gia Lâm (14,4%), Chương Mĩ (12,7%) và Mê Linh (12,6%). Các huyện
còn lại có tỉ lệ dân thành thị từ 4,4% đến 8,1%.
Việc phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đẩy mạnh
công nghiệp hoá, đô thị hoá ớ các huyện, hình thành các đô thị vệ tinh như Hoà
Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Phú Minh và Sóc Sơn sẽ góp phần tăng tí lệ
dân số thành thị của Hà Nội, xứng đáng là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung
ương.
Nông thôn bao gồm 395 xã, là đơn vị hành chính cơ sở của nông thôn
ngày nay. Số dân nông thôn chiếm 57 7% tổng số dân toàn thành phố, trong đó ở
các huyện có tới 98,4% và thị xã Sơn Tây có 46,6% số dân là dân nông thôn. Vùng
nông thôn Hà Nội mới mở bên cạnh nông thôn Hà Nội cũ với các làng nghề cổ
truyền nổi tiếng từ bao đời: làng hoa, làng rau, các làng dệt, gốm, giấy, nay
lại có thêm các làng hoa mới (Mê Linh, Tiền Phong, Đông La, Thường Tín,…); các
làng rau, thực phẩm ở Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường
Tín, Mê Linh; các làng nghề ớ Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mĩ, Hoài Đức và còn
các vùng trồng cây lương thực tập trung ở Sóc Sơn, Đông Anh, ứng Hoà, Chương
Mĩ, Phú Xuyên, Mĩ Đức, Ba Vì,…