Ngành Công nghiệp Hà Nội có lịch sử phát triển lâu đời

     Ngành công nghiệp Hà Nội có lịch sử phát triển lâu đời. Trong tiến trình đổi mới chung của cả nước, công nghiệp thành phố đang có những chuyến biến rõ rệt về mọi mặt theo hướng phát triển cúa nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Ngành Công nghiệp Hà Nội có lịch sử phát triển lâu đời

     Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Năm 2007, giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (theo giá thực tế) chiếm 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và 43,1 % của vùng đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2009, tương ứng là 9,2% và 42,1%. Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất khoáng 15,2%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước (12,7%). Ngành công nghiệp chiếm 41,1% GDP toàn thành phố và thu hút khoảng 27,7% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
     Nhìn chung, mạng lưới công nghiệp của Hà Nội là sự kết họp giữa các doanh nghiệp hiện đại với các cở sở sản xuất tiếu thủ công nghiệp, giữa các xí nghiệp nhà nước có quy mô lớn.
     Về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, trên địa bàn thành phố có khu vực kinh tế Nhà nước (Trung ương và địa phương), khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (tập thế, tư nhân và cá thế) vầ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2009, toàn thành phố có 140 cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, chiếm 29,1 % giá trị sản xuất công nghiệp (trong đó riêng Nhà nước Trung ương chiếm 17,5%). Khu vực này tập trung vào các ngành công nghiệp then chốt như dệt – may, chế biến thực phẩm – đồ uống, chế tạo máy móc, điện tứ – tin học, vật liệu xây dựng và hoá chất; các cơ sở công nghiệp của khu vực này tuy ít (chí chiếm 0,2% số cơ sở toàn thành phố) nhưng có quy mô lớn và quy trình công nghệ hiện đại.
    Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước ngày một phát triển, với 103.947 cơ sở sản xuất, chiếm tới 99,5% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và 33,1% giá trị sản xuất công nghiệp. Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước tuy có quy mô vừa và nhỏ, phát triển đa ngành nghề, trong đó có cá các làng nghề, song đã góp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 369 cơ sở, chiếm 43,8% giá trị sản xuất toàn ngành. Đây là khu vực đang được thành phố tạo điều kiện phát triển vừa để thu hút vốn đầu tư và công nghệ, vừa giải quyết nhiều việc làm, tăng khả năng xuất khấu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoa văn dân tộc, trang phuc dan toc

Giáo dục – đào tạo và y tế tại Hà Nội


Giáo dục
      Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục lớn nhất cả nước. Trên địa bàn toàn thành phố hiện có 77 trường đại học và cao đẳng (chiếm 19,1% tổng số trường của cả nước) với trên 16,5 nghìn giáo viên (chiếm 25,3% cả nước) và hơn 643,3 nghìn sinh viên (chiếm 35,8% tổng số sinh viên đại học và cao đẳng cúa cả nước). Ngoài ra, thành phố còn có 47 trường trung cấp chuyên nghiệp, 252 trường công nhân kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ không chí cho Hà Nội và vùng phụ cận mà còn cho các vùng khác trong cả nước. Tất cả các quận, huyện đều có các trường phổ thông; các xã, phường đều có trường. Toàn thành phố trong năm học 2008 – 2009 có 814 trường với 272,8 nghìn học sinh, 1.264 trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) với 777,6 nghìn học sinh, 186 trường trung học phổ thông (THPT) với gần 21 6,4 nghìn học sinh của các loại hình công lập, bán công, dân lập. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu đào tạo không chỉ riêng cho thủ đô, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Bắc Bộ.

Giáo dục – đào tạo và y tế tại Hà Nội

Y tế
     Trên địa bàn Hà đã có 100% xã, phường có trường tiểu học, mầm non; 100% xã, phường đạt phổ cập THCS và đang phấn đấu tiến tới phổ cập THPT.
     Để bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế của thành phố Hà Nội không ngừng phát triển và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật hiện đại kết hợp với nền y học cố truyền trong chữa trị, chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng, báo hiểm y tế, báo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng, phòng dịch, công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình, loại bỏ các căn bệnh xã hội, trong đó có bệnh AIDS.
     Cho đến hết năm 2008, toàn thành phố có 52 bệnh viện (kể cả bệnh viện Trung ương), 20 phòng khám đa khoa khu vực, 577 trạm y tế xã, phường với 15.494 giường bệnh, 5.923 bác sĩ, 8.488 y sĩ, y tá. về các tiêu chí y tế trên 1 vạn dân, Hà Nội đạt vào loại cao so với cả nước: số bác sĩ là 9,5 (so với cả nước là 7,1), số y tá, y sĩ là 14,3 (so với cả nước là 13,1) và số giường bệnh là 27,0 (so với cả nước là 24,0).
     Trên địa bàn thành phố, 100% xã phường có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tại Hà Nội tập trung nhiều bệnh viện lớn phục vụ tuyến cuối trong công tác khám chữa bệnh như bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt – Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện lao và bệnh phối, Bệnh viện Y học cổ truyền. Ngoài ra, còn nhiều bệnh viện ngành, bệnh viện tư và bệnh viện quốc tế,…


Đọc thêm tại:

Cơ cấu dân số và phân bố dân cư của Hà Nội

Cơ cấu dân số
    Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội hiện nay tương đối cân bằng, số nữ nhiều hơn số nam một ít. Trung bình toàn thành phố cứ 100 nữ thì có 97 nam, hay tỉ số giới tính là nam giới chiếm 49,3% và nữ giới chiếm 50,7% tống số dân. So với vùng đồng bằng sông Hồng thì cơ cấu giới tính của Hà Nội cao hơn (96,7) song thấp hơn một chút so với cá nước (98,1 ).

Cơ cấu dân số và phân bố dân cư của Hà Nội

    Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số người dưới 15 tuổi chiếm 23,0%, số người thuộc nhóm tuối từ 15 – 59 là 66,6%, còn số người từ 60 tuối trở lên là 10,4%. Như vậy, cơ cấu tuổi của dân số Hà Nội đang có xu hướng già hoá, số trẻ em ít đi và số người già ngày càng tăng lên, nguồn lao động tương đối dồi dào. Có thể coi đây là một lợi thế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nhưng mặt khác cũng là một trở ngại lớn trong việc sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
    Hà Nội là địa bàn cư trú của người Kinh (chiếm khoảng 99%), ngoài ra còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em khác, chủ yếu là người Mường (tập trung tại các huyện Ba Vì, Mĩ Đức, Quốc Oai), người Tày, người Nùng, người Dao và một số dân tộc ít người khác. Môi dân tộc đều có những bản sắc riêng về phong tục tập quán, tín ngưỡng và kinh nghiệm sản xuất.
Phân bố dân cư
    Hà Nội có mật độ dân số trung bình là 1 .935 người/km2 (trong đó mật độ trung bình   các  quận, thị xã là 7.447 người/km2, riêng các quận nội thành của Hà Nội cũ là 11.950 người/km2, còn quận Hà Đông là 4.797 người/km và thị Xã Sơn Tây là 1.110 người/km2, mật độ ở các huyện là 1.309 người/km2). Mật độ này cao gấp 7.4 lần so với mức trung bình của cả nước, gấp 1.5 lần mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh.Dân cư thành phố Hà Nội phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Ö các quận nội thành cũ cúa Hà Nội, dân cư tập trung cao độ, trên một cây số vuông có tới trên 3,7 vạn người sinh sống như quận Đống Đa, 2,8 – 2,9 vạn người như quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Các quận nội thành là nơi tập trung các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng, chợ, các khu vực buôn bán. Đây cũng là nơi tổ chức, quản lí, điều hành hệ thống kinh tế – xã hội của toàn thành phố.
    Các huyện có mật độ dân số trung bình thấp hơn các quận, thị xã tới 5,7 lần, thậm chí có nơi tới hơn 60 lần. Ví dụ, mức độ chênh lệch về mật độ dân số của các huyện Ba Vì, Mĩ Đức so với quận Đống Đa tương ứng tới 64,5 và 42,0 lần (năm 2009). Giữa các huyện, nơi có mật độ cao nhất là huyện Từ Liêm (5.240 người/km2), so với Ba Vì nơi có mật độ thấp nhất (583 người/km2) mức chênh lệch cũng tới 9 lần.
    Sự phân bố dân cư không đồng đều phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,…) và các nhân tố kinh tế – xã hội (lịch sử phát triển, vị trí địa kinh tế – chính trị, sự phát triển của nền kinh tế,…). Điều này có ảnh hướng rất lớn tới việc bố trí lao động, giải quyết việc làm, mở mang ngành nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống, nơi cư trú và tác động xấu đến môi trường sinh thái (nước sạch, nhà ở giao thông, rác, nước thái,…).
    Trên địa bàn toàn thành phố hiện có hai loại hình cư trú chủ yếu là thành thị và nông thôn và thành,thị chiếm 42’3% tổng số dân, còn số dân nông thôn chiếm 57 7% số dân là dân thành thị, ở thị xã Sơn Tây là 53,4% với chức năng chủ yếu là hành chính – chính trị, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đây cũng là nơi tập trung các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đắng và dạy nghề; là nơi đặt trụ sớ của các cơ quan Trung ương cúa Đảng, Nhà nước và thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội, các cư quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.
    Hà Nội có 22 thị trấn ở 18 huyện với chức năng chủ yếu là đầu mối giao thông, hạt nhân kinh tế, trung tâm văn hoá, hành chính, chính trị của huyện. Tỉ lệ dân thành thị cúa nhiều huyện còn rất thấp. Các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Thạch Thất, Thường Tín và Mĩ Đức có tỉ lệ dân thành thị chí dưới 4% (riêng huyện Sóc Sơn chỉ có 1,4%). Có 3 huyện với tỉ lệ dân thành thị từ 12% đến gần 15% là Gia Lâm (14,4%), Chương Mĩ (12,7%) và Mê Linh (12,6%). Các huyện còn lại có tỉ lệ dân thành thị từ 4,4% đến 8,1%.
    Việc phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá ớ các huyện, hình thành các đô thị vệ tinh như Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Phú Minh và Sóc Sơn sẽ góp phần tăng tí lệ dân số thành thị của Hà Nội, xứng đáng là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương.
     Nông thôn bao gồm 395 xã, là đơn vị hành chính cơ sở của nông thôn ngày nay. Số dân nông thôn chiếm 57 7% tổng số dân toàn thành phố, trong đó ở các huyện có tới 98,4% và thị xã Sơn Tây có 46,6% số dân là dân nông thôn. Vùng nông thôn Hà Nội mới mở bên cạnh nông thôn Hà Nội cũ với các làng nghề cổ truyền nổi tiếng từ bao đời: làng hoa, làng rau, các làng dệt, gốm, giấy, nay lại có thêm các làng hoa mới (Mê Linh, Tiền Phong, Đông La, Thường Tín,…); các làng rau, thực phẩm ở Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh; các làng nghề ớ Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mĩ, Hoài Đức và còn các vùng trồng cây lương thực tập trung ở Sóc Sơn, Đông Anh, ứng Hoà, Chương Mĩ, Phú Xuyên, Mĩ Đức, Ba Vì,…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: váy dân tộc, trang phục dân tộc